MBA đầu tiên giảng dạy về Tư duy phản biện tại VN

13/05/2016

Tại các nước có nền giáo dục phát triển như Âu, Mỹ, Nhật, Úc… Tư duy phản biện là một trong những môn học bắt buộc và quan trọng nhằm trang bị cho sinh viên cách tư duy đa chiều, phản biện xã hội, phân biệt phải trái đúng sai. Nó giúp bạn giải quyết vấn đề, tìm ra giải pháp, tranh luận sắc bén, gắn kết với người khác và có hiểu biết rộng về nhiều chủ đề.

ps 03

Tư duy đa chiều

Đây là một trong những điểm mà đa phần sinh viên VN (bậc ĐH và Sau ĐH) còn rất yếu. Cấp độ tư duy phản biện thông thường ở sinh viên là lối tư duy nhị nguyên, Yes-No, cái này đúng – cái kia sai, người ta gọi là tư duy 1 – 0. Đó là tư duy cấp một, tư duy A, B, C. Nhưng trong các vấn đề thực tế của xã hội không phải lúc nào cũng Yes-No. Đâu phải cái này đúng thì cái kia sai, không có lý thuyết nào đúng hoàn toàn hay sai hoàn toàn. Điều này làm hạn chế tư duy của chúng ta. Dựa trên lối tư duy này thì không tranh luận được.

Chẳng hạn hai sinh viên tranh luận rằng trường ĐH A thì tốt hơn ĐH B. Vì A tuyển sinh được nhiều hơn. Lý luận rằng tuyển sinh nhiều hơn ắt hẳn danh tiếng hơn, bà con biết đến nhiều hơn. Có đúng không? Có lẽ chưa đúng lắm. Vì còn nhiều yếu tố khác như , bề dày truyền thống, độ ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, kiểm định chất lượng quốc tế/trong nước – tiêu chí tối quan trọng!, đánh giá của doanh nghiệp, cộng đồng…

Đến giai đoạn thứ hai, khi có nhiều thông tin, học được nhiều điều nên chúng ta sẽ bắt đầu tư duy đa diện, có nhiều lối nhìn khác nhau về một hiện tượng. Tới đây, chúng ta đã có thể tranh luận, tuy nhiên phải tiến tới tư duy cao hơn, đó là tư duy về tính tương đối. Nghĩa là lập luận mình đưa ra chỉ mang tính tương đối, chấp nhận có sự tương đối trong khoa học thì mới dẫn tới tranh luận.

 

Phản biện xã hội

Tư duy phản biện cũng luôn đồng hành với sự thăng trầm của nhịp sống của xã hội. Chúng ta cũng thẩm định là xã hội này sẽ đi tới đâu trong khi nó diễn ra những nhịp điệu đó và lên tiếng khi cần.

Trong một buổi nói về tư duy phản biện, TS. Vũ Thế Dũng – phó hiệu trưởng ĐH Bách Khoa (my Master!) có đề cập: “Nhiều thanh niên hiện tại thiếu nền tảng về lý luận, triết lý, cũng như chuyên môn. Từ đó dẫn đến thiếu khả năng nhìn nhận, bình luận vấn đề một cách sâu sắc, đa diện, khách quan”. Ngẫm đi ngẫm lại thì chính xác 100%.

Lấy ví dụ thực tế, đọc bài báo về “Quy hoạch Sài gòn 200 năm về trước”. Đại ý là quy hoạch này, của Thống Soái Nguyễn Cửu Đàm vào năm 1772 vượt xa tầm nhìn người Pháp 1865. Tầm nhìn rất xa và bao quát. Có ý bình luận như vầy:
– Đó, vượt quá xa tầm nhìn thế kỷ 21 bây giờ. Hãy quay lại 300 năm để nhìn vượt lên trước

Hay

– Ngồi đó mà bình luận thì cũng chả có ông cán bộ nào lắng nghe các bạn nói đâu

Thấy có sự bức xúc. Nhưng nên nhớ bức xúc không làm ta vô can!! Nếu có kiến thức, hiểu biết, đa chiều ắt sẽ khác. Thay vào sự bức xúc khi nhìn thấy “tít được giật quá hot” thì nên đi sâu vào phân tích bối cảnh thời gian, không gian, xã hội đa chiều hơn.

Hoặc câu chuyện Bí thư TP.HCM đang hot khắp mặt báo trong thời gian qua. Các bạn trẻ tranh nhau còm, ca tụng, chúc mừng, đặt hết hy vọng. Nhưng nếu sau 1, 2 năm nữa khi Ông không cải thiện được tình hình trộm cướp, ngập úng, quá tải bệnh viện, lộn xộn tuyển sinh các cấp… thì thử hỏi, các thanh niên thế hệ “hem/iem” sẽ chém gì đây?

 

Kết

Để có tranh luận, phản biện trong xã hội phải có hai điều kiện. Thứ nhất, nền giáo dục của chúng ta phải tạo ra những cá nhân có đủ những phẩm chất căn bản để tranh luận và phản biện. Thứ hai là phải có cơ cấu xã hội, môi trường xã hội thúc đẩy người ta dám tranh luận và xem tranh luận là một sinh hoạt hoàn toàn bình thường.

Phẩm chất tranh luận, tư duy phản biện là gì? Đơn giản, tranh luận là người ta được quyền đặt câu hỏi xem xét lại và tranh luận với mọi ý tưởng. Tư duy phản biện không chấp nhận một điều gì đó hay một phát ngôn nào đó là chân lý tuyệt đối, là đúng hoàn toàn cho dù được phát xuất từ bất cứ ai. Người ta có quyền được nghi ngờ tất cả với mọi hình thức, thiết lập lại lối tư duy về một phát ngôn và lập luận nào đó, và phản biện lại nhằm đưa ra một lối lập luận khác.

 

Tại chương trình MBA của ĐH Bách Khoa về khởi nghiệp, tư vấn quản trị Quốc tế (MBA-MCI) hiện có giảng dạy về Critical thinking, problem solving method, và International Consulting process design (có thể hiểu nôm na là Solution design).

 

Trình Trần

Tag: học mba, mba uy tín, mba quốc tế, khóa học mba, học thạc sỹ qtkd, thạc sỹ qtkd chất lượng, thạc sỹ qtkd uy tín, mba cho người đi làm

 

MORE INFORMATION ABOUT US

 ★ SHORT COURSES

 HR management (from 14 – 21 May)

► Change management (from 6 – 9 June)

► Psychology in management (from 20 – 23 June)

★ MEET OUR ALUMNI: CLICK HERE

★ PHOTOS AND ACTIVITIES: CLICK HERE

► MBA-MCI description

► Teaching and learning method

► Brochure 2016

Related News

SỰ KIỆN: CONSULTING CAFE #70 “INNOVATION AND ENTREPRENEURSHIP SPECIALIZATION”

SỰ KIỆN: CONSULTING CAFE #70 “INNOVATION AND ENTREPRENEURSHIP SPECIALIZATION”

Trong thời gian gần đây, khái niệm VUCA đã trở nên quen thuộc với các nhà quản lý. VUCA là từ viết tắt của Volatility – Biến động, Uncertainty – Bất ổn, Complexity – Phức tạp và Ambiguity – Mơ hồ. Khái niệm này chủ yếu được dùng trong phạm vi kinh doanh, nhằm mô tả về...

Communication skills in consulting

Communication skills in consulting

Kĩ năng giao tiếp chính là chìa khóa trong kinh doanh giúp chúng ta chinh phục được trái tim khách hàng. Chính vì vậy, khóa học "Communication skills in consulting", một phần trong chương trình đào tạo của MBA-MCI, được ra đời.Với mục đích nhằm trang bị cho người học...