Shark Tank: Con số và những suy tính của nhà đầu tư trước dự án startup

Shark Tank: Con số và những suy tính của nhà đầu tư trước dự án startup

22/11/2017

Shark Tank là một chương trình truyền hình thực tế về đầu tư khởi nghiệp, với mục đích kết nối giới đầu tư mạo hiểm (Sharks) với những công ty khởi nghiệp (startups). Trên thế giới, Shark Tank đang được giới doanh nhân và khởi nghiệp đánh giá là con đường nhanh nhất để các startup thực hiện hóa giấc mơ gọi vốn khởi nghiệp. Các startups sẽ tiến hành gọi vốn và đối thoại trực tiếp cùng các nhà đầu tư (Sharks).

Không ít khán giả bị hấp dẫn bởi màn đối đáp giữa các “cá mập” và người chơi. Tuy nhiên, ít ai hiểu được những điều thú vị đằng sau màn đối đáp đó. Cũng chính vì vậy, không ít người chơi thiếu kinh nghiệm bị các “cá mập” nuốt gọn trong vòng vài câu chất vấn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách các “cá mập” đánh giá dự án, chiến thuật đàm phán, những điều họ suy nghĩ trước đề nghị của doanh nghiệp.

Bộ tứ quyền lực trong chương trình Shark Tank Viêt Nam. Ảnh – SharktankVN

Để có thể hiểu được những gì các “cá mập” đang suy tính, chúng ta cần hiểu các ý nghĩa của các con số.

1. Giá trị công ty

“Xin chào các nhà đầu tư, tôi đến đây để kêu gọi 1 tỷ đồng cho 25% cổ phần.” – người chơi mở đầu.

Ngay sau câu nói này, các “cá mập” sẽ  ngay lập tức tính ra giá trị của công ty bạn:  1 tỷ/25*100 = 4 tỷ.

Sau này, khi “cá mập” đề nghị: “50% cho 1,5 tỷ” nghĩa là họ định giá lại công ty của bạn đáng giá 3 tỷ. Người chơi nếu không “tỉnh” thì giá trị công ty của bạn trong thỏa thuận đã bị hạ xuống rất nhiều so với kỳ vọng. Giá trị công ty đóng vai cho rất lớn trong trò chơi nay. Từ đây, mọi kịch tính bắt đầu diễn ra.

Lời nhắn nhủ từ Shark – Pham Thanh Hung. Ảnh – SharktankVN

2. Phí nhượng quyền (Royalties)

Bên cạnh cổ phần, thì phí nhượng quyền cũng là một điều mà các “cá mập” có thể đề nghị người chơi. Phí này thường xuất hiện trong các thương vụ nhượng quyền nhưng chữ “nhượng quyền” không mô tả chính xác bản chất của loại phí này. Nói đơn giản, đây là một loại phí mà doanh nghiệp sẽ trả theo phần trăm (%) hoặc mức cố định cho mỗi một đơn vị hàng hóa được bán.

Ví dụ: “Cá mập” đòi 20% phí nhượng quyền cho mỗi sản phẩm. Thì với mỗi sản phẩm bạn bán thì họ lấy luôn 20%. Mỗi ly trà sữa giá 60k được bán thì “cá mập” sẽ nhét túi 12k (60*0.2=12) và doanh nghiệp chỉ được giữ lại 48k.

Tuy nhiên vấn đề ở đây là trong 48k bạn thu về thì bạn sẽ phải tiếp tục phải trả các chi phí nguyên vật liệu, quản lý,…nên tiền lãi về túi sẽ không nhiều như bạn nghĩ. Nếu “cá mập” còn có cổ phần nữa thì bạn càng thảm hại. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ rơi vào tình trạng “tính đi thì lãi, tính lại thì lỗ”.

Hãy sáng suốt trong việc thương lương để tránh tình trạng “tính đi thì lãi, tính lại thì lỗ”. Ảnh – LinkedIn 

3. Lợi nhuận biên

“Cá mập” sẽ không quan tâm đến ý tưởng kinh doanh của bạn nếu họ không thể thu lời từ nó. Nói một cách ngắn gọn, tiền họ đầu tư sẽ thu về được bao nhiêu. Vì vậy, họ sẽ cực kỳ để tâm đến hai điều – ROI (tỉ suất lợi nhuận đầu tư) và điểm thu hồi vốn (BEP)

Giả sử, lợi nhuận biên một ly trà sữa là 60%. Với một ly trà sữa 60k thì bạn thu về 36k lợi nhuận (60*0.6=36). Nếu “cá mập” có 10% cổ phần thì họ sẽ thu được 3,6k tiền lời. Với đầu tư 360 triệu vào công ty bạn thì “cá mập” cần bạn bán 100 ngàn ly trà sữa để thu hồi được khoản đầu tư và có lãi sau đó. Vậy trong bao lâu thì bạn bán được 100 ngàn ly trà sữa, 1 năm hay 3 năm? Số lãi của “cá mập” cho 360 triệu đầu tư là bao nhiêu? Nếu “cá mập” thu lời được 720 triệu trong 2 năm. Thì tỉ suất lợi nhuận sẽ là 50%/năm sau khi trừ vốn đầu tư ban đầu. (720tr – 360tr vốn)/ 360tr / 2(năm).

Một chiến dịch gọi vốn thành công cần không ít những khảo sát và con số thực tế. Ảnh – investopedia

Tất nhiên, trong thời gian ngắn của một show truyền hình thực tế, tất cả những phép tính toán chỉ là cơ bản và khái niệm chỉ ở mức tương đối. Để quyết định đầu tư cho một dự án, các “cá mập” sẽ còn quan tâm đến nhiều chỉ sốvà các thông tin khác nữa như tiềm năng thị trường, chiến dịch marketing, đối thủ trong ngành … Do đó, hãy đảm bảo sự chuẩn bị đầy đủ cho “đứa con tinh thần” trước khi ra khơi đối đầu cá mập!

Tổng hợp theo Cafebiz.

Related News

MBA-MCI INFO SESSION INTAKE 2024

MBA-MCI INFO SESSION INTAKE 2024

In this fast-paced and ever-changing world, leadership plays a critical role in the success of any organisation. Cultivating leadership skills will help managers grasp new management trends, adapt to outstanding advances in artificial intelligence, and maintain...

MBA-MCI STUDENTS’ TRIP TO SHANGHAI FOR PRACTICAL STUDIES

MBA-MCI STUDENTS’ TRIP TO SHANGHAI FOR PRACTICAL STUDIES

Students of the MBA-MCI program are on a study tour to Shanghai, China from March 3-8, 2024, led by Professor Andreas Hinz, Director of MBA-MCI program, FHNW. On March 3, the delegation had a meeting with representatives of the Chinese company Teva Pharmaceuticals and...

FREE 4-SESSION SHORT COURSE 2023

FREE 4-SESSION SHORT COURSE 2023

FREE 4-SESSION SHORT COURSE 2023 _____________Episode #1 : HR session: Inclusive Leadership Episode #2: Problem solving tools Episode #3: Leadership Out of the Box Specialization Episode #4: MBA-MCI info session & Alumni connectThe Four-session short course is the...