5 strategies for SMEs to survive through the COVID-19 pandemic from the consulting expert.

5 chiến lược giúp các doanh nghiệp SMEs tồn tại trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 toàn cầu

08/05/2020

Theo thống kê, tại Việt Nam có đến trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó gần 60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ. Với nguồn lực yếu, đây là nhóm đối tượng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu dịch Covid-19 kéo dài. Giáo sư trường ĐH Khoa học Ứng dụng Tây bắc Thụy Sĩ, Giám đốc chương trình MBA-MCI Việt Nam: Giáo sư Rolf-Dieter Reineke đã đưa ra 5 chiến lược giúp các doanh nghiệp SMEs vượt qua thời kì đại dịch Covid-19.

Prof. Rolf-Dieter Reineke
Giám đốc chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh – Tư vấn Quản lý Quốc tế (MBA-MCI), giảng viên Trường Kinh doanh của trường Đại học Khoa học ứng dụng Tây Bắc Thụy Sỹ với 20 năm kinh nghiệm tư vấn quốc tế tại hơn 40 quốc gia về tổ chức, chiến lược, quốc tế, quản lý nguồn nhân lực, quản lý thay đổi và tư vấn cho các công ty tư vấn, kinh nghiệm giảng dạy tại nhiều nước quốc gia trên thế giới.

1. Triển khai các hoạt động Digital

Hoạt động Digital thể hiện được thế mạnh của mình trong thời kì đại dịch Covid-19. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Trong thời điểm người tiêu dùng đang e ngại các hoạt động ăn uống tại nơi công cộng thì giải pháp liên kết với các dịch vụ giao hàng tận nơi sẽ giúp họ duy trì hoạt động kinh doanh trong thời kì này.

Insource or Outsource

2. Tổ chức lại chuỗi cung ứng

Các SMEs ngày càng ưa chuộng xu hướng dịch vụ Outsourcing – thuê ngoài. Việc phụ thuộc vào các bên thứ ba sẽ làm lỏng các liên kết mắc xích trong chuỗi giá trị. Đây là lúc doanh nghiệp cần ưu tiên và tận dụng các nguồn lực bên trong công ty của mình.

3. Xem xét nhu cầu khách hàng

Đại dịch Covid-19 đã giáng 1 đòn mạnh vào nền kinh tế toàn cầu. 80% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thời trang tại thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ đang bị ảnh hưởng tài chính nghiêm trọng. Theo McKensey&Company, công ty tư vấn hàng đầu thế giới, dự đoán sau khi đại dịch qua đi thì nhu cầu của người tiêu dùng vẫn sẽ ở mức thấp hơn trước. Các doanh nghiệp cần đánh giá lại nhu cầu của khách hàng và điều chỉnh lượng cung ứng cho phù hợp.

Finance management4. Quản lý tài chính

Doanh nghiệp SMEs bước đầu đối mặt với việc cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết. Cần tiến hành kiểm tra sức chịu đựng (Stress Testing) đối với các nguồn tài chính

resilience

5. Phát triển khả năng thích ứng và sự linh hoạt cho doanh nghiệp

Cuộc sống không chỉ có màu hồng, thương trường thì lại càng không. Kinh doanh cũng như cuộc đời, lúc thăng lúc trầm. Khả năng thích ứng và sự linh hoạt là 2 yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo được sức bật và phục hồi nhanh hơn. Cả 2 kĩ năng này không tự nhiên mà có mà nó là quá trình mài giũa, xây dựng từ mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.

MBA-MCI Program

Related News

Hội thảo tuyển sinh Chương trình MBA-MCI khóa 2024

Hội thảo tuyển sinh Chương trình MBA-MCI khóa 2024

Trong một thế giới phát triển nhanh chóng và thay đổi không ngừng, kỹ năng lãnh đạo giữ vai trò quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Việc trau dồi năng lực lãnh đạo sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt được xu hướng quản trị mới, thích ứng...

BÀI HỌC VỀ NGHỀ NGHIỆP VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TRONG THẾ KỶ 21

BÀI HỌC VỀ NGHỀ NGHIỆP VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TRONG THẾ KỶ 21

Chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi nhanh chóng với những tiến bộ vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), robot và dữ liệu lớn… Khi các công nghệ này tiếp tục phát triển với tốc độ cấp số nhân, công việc và cơ hội nghề nghiệp sẽ thay đổi như thế nào? Doanh...

CHUYẾN SANG THƯỢNG HẢI HỌC TẬP THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN MBA-MCI

CHUYẾN SANG THƯỢNG HẢI HỌC TẬP THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN MBA-MCI

Học viên chương trình MBA-MCI đang có chuyến tham quan học tập tại Thượng Hải, Trung Quốc từ ngày 3-8/3/2024 với sự dẫn dắt của Giáo sư Andreas Hinz - Giám đốc chương trình MBA-MCI. Trong ngày 3/3, đoàn có buổi gặp gỡ với đại diện công ty Teva Pharmaceuticals Trung...