9 vấn đề quan trọng khi khởi nghiệp – ứng dụng mô hình Canvas

24/05/2020

Không phải vấn đề “bạn phải quyết tâm thực hiện bất chấp khó khăn”  hay “bạn phải có niềm tin tuyệt đối” để khởi nghiệp thành công. Hãy học hỏi và áp dụng kiến thức kinh doanh đã được tích lũy của nhiều nhà kinh tế đi trước để lại. Bài viết này chia sẻ mô hình Canvas để bạn có một cái nhìn tổng quát về mô hình khởi nghiệp của mình.

9 vấn đề quan trọng khi khởi nghiệp - ứng dụng mô hình Canvas

Mô hình kinh doanh Canvas là gì?

Mô hình kinh doanh Canvas (Business Model Canvas) được công bố lần đầu bởi Alexander Osterwalder vào 2005. Nó đề cập đến 9 vấn đề quan trọng để phát triển mô hình kinh doanh.

Mô hình kinh doanh Canvas hiện nay được “dân khởi nghiệp” sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Có thể dùng nó như một checklist những vấn đề bạn cần giải quyết hay đối mặt trước khi bắt đầu kinh doanh thứ gì đó. Hoặc có thể dùng nó để có một cái nhìn bao quát về mô hình kinh doanh của bạn hiện tại, từ đó tối ưu hoặc phát hiện các vấn đề trong doanh nghiệp.

MBA-MCI đề xuất mô hình kinh doanh Canvas để bạn sử dụng khi bắt đầu khởi nghiệp. Bởi mô hình này bao quát được những khía cạnh chính khi bạn khởi sự doanh nghiệp. Nó cũng cực kì tinh gọn để bạn dễ dàng tư duy và phát hiện vấn đề.

9 vấn đề quan trọng khi khởi nghiệp

Mô hình kinh doanh Canvas của Alexander Osterwalder
Mô hình kinh doanh Canvas của Alexander Osterwalder

1. Phân khúc khách hàng (Customer Segments)

Trong mục này hãy chỉ ra đặc điểm những nhóm khách hàng mà bạn đang nhắm vào hoặc đang tạo ra giá trị cho họ. Trong đó những nhóm nào là nhóm mang lại giá trị lớn cho bạn.

Điều này rất quan trọng bởi nó liên quan đến tất cả các hoạt động khác của bạn. Ví dụ những giá trị mà bạn sẽ cung cấp; bạn sẽ phân phối và quảng cáo sản phẩm như thế nào; bạn gắn kết với khách hàng như thế nào; …

2. Giá trị (Value Propositions)

Tại đây, bạn hãy liệt kê những giá trị mà bạn đang cung cấp cho khách hàng. Bạn đang giải quyết vấn đề nào của khách hàng? Những phần nào của sản phẩm/dịch vụ của bạn đang thỏa mãn cho từng phân khúc khách hàng bên trên? Những nhu cầu nào của khách hàng đã được bạn thỏa mãn?

Lưu ý: bạn nên suy nghĩ theo 4 góc độ MBA-MCI đề cập bên trên. Hãy nhìn ở góc độ sản phẩm/dịch vụ bạn đang giải quyết vấn đề gì của khách hàng. Không nên chỉ nhìn từ góc độ sản phẩm/dịch vụ mà bạn có.

3. Kênh phân phối (Channels)

Tại đây bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Từng phân khúc khách hàng của bạn mong muốn được tiếp cận qua kênh nào?
  • Bạn đang tiếp cận họ qua kênh nào?
  • Các kênh tiếp cận của bạn được tích hợp với nhau như thế nào?
  • Kênh nào đang tiếp cận tốt nhất?
  • Kênh nào hiệu quả nhất so với chi phí?

4. Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

Ở ô này, bạn cần nhìn nhận lại các mối quan hệ giữa doanh nghiệp của bạn và từng phân khúc khách hàng bên trên là gì. Để từ đó có thể sắp sếp và ưu tiên từng nhóm khách hàng tạo ra lợi nhuận cho bạn.

Các mối quan hệ được tác giả đề xuất bao gồm: Hỗ trợ cá nhân; Hỗ trợ cá nhân trọn vẹn; Tự phục vụ; Dịch vụ tự động; Cộng đồng; Cùng xây dựng.

5. Dòng doanh thu (Revenue Stream)

Dòng doanh thu là cách thức mà khách hàng đang “trả công” cho bạn. Những cách thức thông dụng có thể là: bán sản phẩm, dịch vụ; phí sử dụng dịch vụ; phí đăng ký dịch vụ; cho thuê; cấp giấy phép; phí môi giới; quảng cáo;…

Xác định được điều đó giúp bạn kiểm chứng lại một lần nữa khách hàng của bạn đang chi trả cho điều gì? Đó có phải những gì họ đang kì vọng hay không?

6. Nguồn lực chính (Key resources)

Tại đây bạn xác định những nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, để doanh nghiệp của bạn có thể tồn tại. Tại đây bạn nên áp dụng những phương pháp tư duy mở. Ví dụ: nguồn lực chính của Grab không phải là số lượng xe taxi mà họ sở hữu; nguồn lực chính của foody không phải là số quán ăn mà họ sở hữu.

7. Hoạt động chính (Key activities)

Những hoạt động chính là những hoạt động bắt buộc phải có để tạo ra “Giá trị” cho khách hàng của bạn. Liệt kê ra những điều này cực kì quan trọng, đặc biệt là cho những bạn khởi nghiệp. Nó giúp bạn xác định được các hoạt động phụ trợ và lựa chọn tự thực hiện hoặc outsource nó. Sẽ giúp bạn tìm ra được giải pháp chi phí cho giai đoạn đầu khởi nghiệp.

8. Đối tác chính (Key partnerships)

Đối tác chính không chỉ bao gồm những nhà cung cấp của bạn, hoặc kênh phân phối của bạn. Ở đây những đối tác cũng có thể là những đối thủ của bạn để thúc đẩy thị trường. Hay những nhà đầu tư.

9. Cấu trúc chi phí (Cost structure)

Cấu trúc chi phí mô tả tất cả những chi phí cần thiết để duy trì và điều hành doanh nghiệp của bạn. Thống kê và nhóm chúng lại giúp bạn dễ dàng nhận diện chi phí không cần thiết để cắt giảm và tối ưu.

Tổng kết: Với mô hình kinh doanh Canvas, bạn có thể dùng nó như một danh sách để tư duy hình thành ý tưởng kinh doanh của mình. Bạn cũng có thể dùng nó như một cách để xem xét lại doanh nghiệp hiện tại của bạn để tối ưu và phát triển. MBA-MCI với góc độ một chương trình đào tạo MBA chuyên về Khởi nghiệp luôn khuyến khích các doanh nhân áp dụng những mô hình, công cụ kinh tế để đạt được thành công bền vững.

MBA-MCI Program

Related News

MBA-MCI INFO SESSION INTAKE 2024

MBA-MCI INFO SESSION INTAKE 2024

In this fast-paced and ever-changing world, leadership plays a critical role in the success of any organisation. Cultivating leadership skills will help managers grasp new management trends, adapt to outstanding advances in artificial intelligence, and maintain...

MBA-MCI STUDENTS’ TRIP TO SHANGHAI FOR PRACTICAL STUDIES

MBA-MCI STUDENTS’ TRIP TO SHANGHAI FOR PRACTICAL STUDIES

Students of the MBA-MCI program are on a study tour to Shanghai, China from March 3-8, 2024, led by Professor Andreas Hinz, Director of MBA-MCI program, FHNW. On March 3, the delegation had a meeting with representatives of the Chinese company Teva Pharmaceuticals and...

FREE 4-SESSION SHORT COURSE 2023

FREE 4-SESSION SHORT COURSE 2023

FREE 4-SESSION SHORT COURSE 2023 _____________Episode #1 : HR session: Inclusive Leadership Episode #2: Problem solving tools Episode #3: Leadership Out of the Box Specialization Episode #4: MBA-MCI info session & Alumni connectThe Four-session short course is the...