“Các bộ trưởng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hệ thống Chuyển đổi Tín chỉ Châu Âu (ECTS) trong việc tạo điều kiện cho sự lưu chuyển sinh viên và phát triển những chương trình đào tạo quốc tế. Họ lưu ý rằng hệ thống chuyển đổi tín chỉ chấu Âu đang ngày càng trở thành nền tảng cho hệ thống tín chỉ của các quốc gia. Họ khuyến khích những hoạt động tiếp theo nhằm biến hệ thống chuyển đổi tín chỉ này thành ra không chỉ một hệ thống chuyển đổi mà còn là một hệ thống tích lũy tín chỉ, để có thể áp dụng một cách nhất quán trong các trường đại học ở châu Âu”
From the Berlin Communiqué of Ministers responsible for Higher Education, September 2003 (Bologna Process).
Hệ thống Chuyển đổi Tín chỉ châu Âu (ECTS) Hệ thống này đã được nhiều trường đại học châu Âu thử nghiệm và cải tiến trong khoảng thời gian trên mười năm. Hệ thống này được tạo ra nhằm tăng cường sự cơ động của sinh viên và tạo điều kiện chuyển đổi tín chỉ cho những văn bằng liên kết giữa hai trường hoặc nhiều trường trong hàng ngũ các nước đã ký kết Tuyên ngôn Bologna về Giáo dục Đại học châu Âu năm 1999.
Hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu đặt nền tảng trên sinh viên chính quy, những người học toàn thời gian để đạt 60 tín chỉ mỗi năm. Một năm học có từ 36 đến 40 tuần lễ, Nếu được chia thành 2 học kỳ, sẽ có 18-20 tuần mỗi học kỳ. Sinh viên sẽ dành thời gian cho hội thảo, dự giảng, tham gia seminar, tự học, viết báo cáo khoa học, chuẩn bị thi và dự thi v.v. Thời gian học tập này được ước lượng khoảng 40-45 giờ mỗi tuần. Một khóa học/ môn học gồm 10 tín chỉ theo hệ thống này sẽ được tính khoảng 6-7 tuần với khối lượng công việc ước lượng 240-300 giờ, tương ứng với 24-30 giờ làm việc đối với một sinh viên trung bình. Bằng Thạc sĩ với 120 tín chỉ tương ứng với 72-80 tuần học tập. . Chuyển đổi sang giờ làm việc của sinh viên, số tín chỉ này một lần nữa tương ứng với 2880-3600 giờ để hoàn thành một chương trình học ở bậc Thạc sĩ. Số giờ này có thể co giãn đối với sinh viên học bán thời gian. Đơn vị chuyển đổi chính đối với khối lượng công việc của sinh viên trung bình được ước lượng là 24-30 giờ cho một tín chỉ ECTS. Khối lượng công việc này được thực hiện tập trung trong một thời gian nhất định hay rải ra trong nhiều tuần không phải là một điều quan trọng cho lắm. Chúng tôi cũng đề nghị rằng hệ thống cho điểm có tính thống kê trong hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu không áp dụng- hoặc ít ra là được áp dụng một cách thận trọng- ở bậc thạc sĩ.Cơ sở xây dựng Hệ thống Chuyển đổi Tín chỉ Châu Âu: Tiến trình Bologna
Sáng kiến này có tên gọi như vậy là do tuyên bố của 40 Bộ trưởng Giáo dục các nước châu Âu được đưa ra tại Bologna năm 1999. Mục tiêu của Tiến trình Bologna là tạo ra một không gian chung cho giáo dục đại học Châu Âu nhằm xây dựng một cơ chế chung, tăng cường sự lưu chuyển của giảng viên và sinh viên, nâng cao sự hợp tác và giao lưu giữa các trường trong lĩnh vực đào tạo đại học. Ở Bologna Các Bộ trưởng Giáo dục châu Âu đã cùng xác định 6 điều khoản trong Tuyên ngôn và sau đó tại Prague, tháng 5 năm 2001, đã bổ sung thêm 3 điều nữa: * Thông qua một hệ thống các văn bằng có thể đọc được và so sánh được một cách dễ dàng * Thông qua một hệ thống chủ yếu dựa trên hai vòng đào tạo: cử nhân và thạc sĩ * Xây dựng hệ thống tín chỉ * Thúc đẩy sự lưu chuyển giảng viên và sinh viên * Thúc đẩy sự hợp tác của châu Âu trong vấn đề đảm bảo chất lượng * Thúc đẩy định hướng Châu Âu trong giáo dục đại học * Học tập suốt đời * Trường đại học và sinh viên * Thúc đẩy sự thu hút của Vùng Giáo dục Đại học Châu Âu Quan trọng là sự thành lập của hệ thống công nhận tín chỉ lẫn nhau giữa các trường. Hệ thống này giờ đây là một trong những thành tố tốt nhất của Tiến trình Bologna, được khởi động từ năm 1989 trong khuôn khổ chương trình Eramus, giờ đây trở thành một phần của chương trình Socrates. Cho đến nay ECTS vẫn là hệ thống tín chỉ duy nhất đã được thử nghiệm và áp dụng thành công trên toàn lãnh thổ Châu Âu. Hệ thống này đã tạo điều kiện cho sự công nhận thời gian học tập tại nước ngoài và qua đó nâng cao chất lượng cũng như mức độ lưu chuyển của sinh viên ở châu Âu. Gần đây ECTS đang được phát triển để trở thành một hệ thống tích lũy tín chỉ để được áp dụng ở cấp trường, cấp khu vực, cấp quốc gia, và ở toàn châu Âu.Hệ thống tín chỉ là gì? Hệ thống tín chỉ là cách diễn tả một chương trình giáo dục bằng cách gắn các tín chỉ vào các phần cấu thành chương trình ấy. Việc xác định tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học có thể dựa trên những tham số khác nhau, chẳng hạn như khối lượng công việc của sinh viên, kết quả học tập, và số giờ tiếp xúc giữa giảng viên và sinh viên.
Hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu (ECTS) là gì? Hệ thống chuyển đổi và tích lũy tín chỉ châu Âu là một hệ thống lấy người học làm trung tâm, dựa trên khối lượng công việc sinh viên được yêu cầu phải thực hiện để hoàn thành mục tiêu của khóa học, những mục tiêu này tốt nhất là được cụ thể hóa dựa theo kết quả học tập cần đạt của khóa học và những năng lực mà sinh viên cần thụ đắc sau khóa học. ECTS đã được xây dựng như thế nào?
ECTS được đưa ra năm 1989-1989 trong khuôn khổ chương trình Eramus, hiện nay trở thành một phần của chương trình Socrates. ECTS ECTS là hệ thống tín chỉ duy nhất đã được thử nghiệm thành công và áp dụng trên toàn lãnh thổ Châu Âu. ECTS được sáng tạo nhằm mục đích chuyển đổi tín chỉ. Hệ thống này đã tạo điều kiện cho sự công nhận thời gian học tập tại nước ngoài và qua đó nâng cao chất lượng cũng như mức độ lưu chuyển của sinh viên ở châu Âu. ECTS đang được xây dựng thành một hệ thống tích lũy tín chỉ để được áp dụng ở cấp trường, cấp khu vực, cấp quốc gia, và ở toàn châu Âu. Đây là một trong những mục tiêu trọng yếu của Tiến trình Bologna năm 1999.Tại sao đưa ra ECTS? ECTS làm cho các chương trình học tập thành ra dễ đọc và có thể so sánh với nhau đối với tất cả sinh viên bản xứ và sinh viên nước ngoài. ECTS tạo điều kiện cho sự công nhận kết quả học tập giữa các trường và thúc đẩy sự lưu chuyển sinh viên. ECTS giúp các trường tổ chức và duyệt xét lại các chương trình đào tạo của mình. ECTS có thể vận dụng đối với nhiều chương trình đào tạo khác nhau và hình thức tổ chức đào tạo khác nhau. ECTS khiến cho giáo dục đại học Châu Âu hấp dẫn hơn đối với sinh viên nước ngoài.. Đặc điểm chủ yếu của ECTS là gì? * ECTS dựa trên nguyên tắc 60 tín chỉ là định mức đo lường khối lượng công việc mà một sinh viên học toàn thời gian phải thực hiện trong một năm học. Khối lượng công việc của các chương trình đào tạo toàn thời gian ở châu Âu trong phần lớn trường hợp vào khoảng 1500-1800 giờ mỗi năm và trong trường hợp đó mỗi tín chỉ tương ứng với 25-30 giờ. * Tín chỉ trong hệ thống ECTS chỉ có thể đạt được sau khi người học làm tốt những công việc được yêu cầu, và kết quả học tập được đánh giá một cách thích hợp. Mục tiêu học tập được xây dựng dựa trên những năng lực mà sinh viên cần thụ đắc sau khóa học, diễn đạt những gì sinh viên sẽ biết, sẽ hiểu, và sẽ làm được sau khi hoàn thành một tiến trình học tập, dù là dài hay ngắn. * Khối lượng công việc của sinh viên trong hệ thống ECTS bao gồm thời gian cần thiết để hòan thành tất cả các hoạt động học tập đã được lên kế hoạch như tham dự bài giảng, tham gia seminar, tự học, chuẩn bị các đề tài/dự án và tham gia thi. Tín chỉ được phân bổ cho tất cả các phần của chương trình học (các mô-đun (module), các môn học (course), thực tập, thực hiện luận văn, v.v. và phản ánh số lượng công việc mỗi phần yêu cầu để đạt được mục tiêu cụ thể của phần ấy trong mối liên hệ với tổng số khối lượng công việc cần thiết để hoàn tất một năm học. * Kết quả học tập của sinh viên được ghi nhận qua hệ thống điểm số của quốc gia hoặc của địa phương. Bổ sung hệ thống điểm số thống nhất cho ECTS có một ý nghĩa tích cực , nhất là trong trường hợp chuyển đổi tín chỉ. Hệ thống điểm số của ECTS đánh giá sinh viên trên cơ sở thống kê. Bởi vậy dữ liệu thống kê về kết quả học tập của sinh viên là điều kiện tiên quyết để áp dụng hệ thống điểm số của ECTS. Điểm số được cho theo thang bậc như sau: * A tốt nhất 10% B tiếp theo 25% C tiếp theo 30% D tiếp theo 25% E tiếp theo 10%
Loại A phân biệt với FX hoặc F là những điểm đánh giá dành cho những sinh viên không đạt yêu cầu. FX nghĩa là: “fail- some more work required to pass (không đạt – yêu cầu làm việc thêm chút ít để đạt” và F nghĩa là: “fail – considerable further work required”(không đạt- cần làm việc nhiều hơn để đạt). Những môn bị cho điểm rớt có được ghi trong Bảng điểm hay không là tùy chọn. Tài liệu chủ yếu của hệ thống ECTS là gì? * Catalogue của các trường cung cấp thông tin về các khóa học và tất cả thông tin liên quan khác đều được ấn hành song ngữ (tiếng Anh và tiếng địa phương) hoặc chỉ bằng tiếng Anh đối với những chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh, trên web, và/hay trong bản in. Để thực hiện quyển catalogue này nhất thiết phải có một bảng kiểm tra công việc (checklist) bao gồm những thông tin liên quan cho sinh viên nước ngoài: Checklist dành cho quyển Catalogue của Trường Thông tin về nhà trường * Tên và địa chỉ * Lịch năm học * Những người có thẩm quyền của nhà trường * Giới thiệu tổng quát về nhà trường (trong đó có nêu rõ trường thuộc loại gì, có cương vị ra sao trong hệ thống) * Danh sách các chương trình đào tạo có cấp bằng * Thủ tục tuyển sinh/đăng ký * Điều lệ nhà trường (được chứng thực qua các thủ tục công nhận pháp nhân của trường) * Điều phối viên ECTS của trường Thông tin về các chương trình đào tạo cấp bằng * Giới thiệu khái quát * Các văn bằng được cấp * Những yêu cầu của nhà trường dựa trên tuyên ngôn sứ mệnh của trường * Mục tiêu giáo dục và nghề nghiệp * Tiếp cận những bậc học cao hơn * Sơ đồ cấu trúc khóa học cùng với số lượng tín chỉ (60 tín chỉ mỗi năm) * Thi cuối khóa * Các quy định về thi cử và đánh giá * Bộ phận điều phối hệ thống chuyển đổi tín chỉ * Giới thiệu từng đơn vị khóa học/ môn học * Tên khóa học/môn học * Mã số khóa học/môn học * Loại khóa học/môn học * Trình độ khóa học * Số năm học * Phân bổ thời gian từng Học kỳ, từng quý * Số tín chỉ được phân bổ dựa trên khối lượng công việc sinh viên được yêu cầu phải thực hiện đẩ đạt được mục tiêu của khóa học/môn học * Tên các giảng viên * Mục tiêu của khóa học (tốt nhất là được diễn đạt dưới hình thức những kết quả học tập và năng lực cần đạt được sau khi học khóa học/môn học ấy) * Những điều kiện tiên quyết để được nhận vào học * Nội dung khóa học/môn học * Tài liệu tham khảo cần đọc * Phương pháp giảng dạy * Các phương pháp đánh giá * Ngôn ngữ được dùng để giảng dạy Thông tin tổng quát dành cho sinh viên * Chi phí sinh hoạt * Nơi ở * Vấn đề ăn uống * Phương tiện y tế * Phương tiện cho những sinh viên có các nhu cầu đặc biệt * Bảo hiểm * Các hình thức hỗ trợ tài chính cho sinh viên * Văn phòng Sinh viên * Phương tiện học tập * Các chương trình quốc tế * Những thông tin thực tế cho việc lưu chuyển giữa các trường của sinh viên * Các khóa học ngôn ngữ * Thực tập trong khóa học * Phương tiện thể thao * Các hoạt động giải trí * Các tổ chức, hiêp hội, câu lạc bộ của sinh viên Thỏa thuận về việc Học tập là một văn bản chứa đựng danh sách các môn học được cấp tín chỉ trong hệ thống ECTS, được ký kết giữa sinh viên và người có trách nhiệm liên quan trong trường. Trong trường hợp chuyển đổi tín chỉ, văn bản này phải có sự đồng ý của sinh viên và hai trường liên quan trước khi sinh viên lên đường nhập học và phải được cập nhật ngay khi có sự thay đổi. Bảng điểm ghi lại tư liệu về quá trình học tập của sinh viên bằng cách liệt kê danh sách các môn đã học, số tín chỉ ECTS đã đạt, tín chỉ địa phương hay tín chỉ quốc gia, nếu có, điểm số hoặc xếp loại của trường địa phương hay của hệ thống ECTS đã đạt được. Trong trường hợp chuyển đổi tín chỉ, Bảng điểm phải được trường sở tại phát hành trước khi sinh viên chuyển đi nơi khác và được xác nhận của trường tiếp nhận khi sinh viên kết thúc quãng thời gian học tập tại đó. Phụ lục văn bằng (Diploma Supplement – DS) là gì? Phụ lục văn bằng là một văn bản kèm theo văn bằng đại học cho biết những thông tin đã được tiêu chuẩn hóa về tính chất, trình độ, bối cảnh, nội dung và tình trạng hoàn thành đến đâu của việc học tập trong tiến trình đạt đến bằng tốt nghiệp. Phụ lục văn bằng đem lại sự minh bạch và tạo điều kiện cho sự công nhận về mặt học thuật và chuyên môn cho văn bằng các loại (bằng tốt nghiệp, học vị, chứng chỉ) Phụ lục văn bằng nhằm mục đích nâng cao tính chất “minh bạch” quốc tế. Nó được thiết kế để cung cấp những thông tin về những gì mà người có tên trên văn bằng gốc đã đạt được trong quá trình học tập. Nó cần được tách biệt khỏi những phán đoán về giá trị hoặc những nhận định có tính chất tương đương về giá trị của văn bằng. Đây là một công cụ linh hoạt không có tính chất quy định bắt buộc, được đề ra nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức. Nó có khả năng thích nghi theo nhu cầu của các địa phương. Phụ lục văn bằng do các trường đại học quốc gia ban hành theo mẫu do Ủy ban Châu Âu- Hội đồng châu Âu xây dựng cùng với UNESCO tham gia thử nghiệm và cải tiến. Phụ lục văn bằng gồm 8 phần (thông tin về người được cấp bằng, thông tin về văn bằng, thông tin về trình độ của văn bằng, thông tin về nội dung và kết quả đạt được, thông tin về chức năng của văn bằng, thông tin bổ sung, xác nhận phụ lục văn bằng, thông tin về hệ thống giáo dục đại học quốc gia). Thông tin trong cả 8 phần này cần được cung cấp đầy đủ, phần nào không có thông tin thì cần giải thích lý do. Một bản mô tả hệ thống giáo dục đại học quốc gia cần được kèm theo phụ lục văn bằng. Bảm mô tả này được Trung tâm Thông tin về Công nhận Học thuật Quốc gia (National Academic Recognition Information Centers -NARICs) cung cấp. Phụ lục văn bằng không phải là cái gì? * Nó không phải là sơ yếu lý lịch cá nhân. * Nó không phải là vật thay thế cho bản chính văn bằng hoặc bảng điểm. * Nó không phải là một hệ thống tự động bảo đảm rằng văn bằng này là được công nhận. Phụ lục văn bằng mang lại cho sinh viên những gì? * Một văn bằng dễ đọc, dễ hiểu và có thể so sánh được ở nước ngoài. * Một bản miêu tả rõ ràng, chính xác về sự nghiệp học vấn của họ và những năng lực đạt được trong quá trình học tập. * Miêu tả khách quan những năng lực và thành tựu mà sinh viên đạt được * Một cách tiếp cận dễ dàng hơn với những cơ hội làm việc hay học tiếp lên cao hơn ở nước ngoài. * Tăng cường khả năng tìm việc của họ Phụ lục văn bằng mang lại cho các trường những gì? * Phụ lục văn bằng tạo điều kiện cho sự công nhận về mặt học thuật và chuyên môn qua đó gia tăng sự minh bạch của bằng cấp. * Nó bảo vệ quyền tự chủ của trường, của quốc gia trong khi đưa ra một khuôn khổ chung được chấp nhận trên toàn châu Âu. * Nó khích lệ những phán đoán dựa trên thông tin đầy đủ về văn bằng, nhờ đó văn bằng này có thể được hiểu chính xác trong những bối cảnh giáo dục khác. * Nó đặt ra vấn đề về tình trạng hữu hình của các trường đại học nước ngoài. * Nó thúc đẩy khả năng tìm việc trên phạm vi quốc gia và quốc tế của những người đã học xong. * Nó giúp tiết kiệm thời gian bởi vì nó cung cấp câu trả lời cho nhiều câu hỏi thường trực đặt ra cho việc quản lý trong trường đối với nội dung đào tạo và tính cơ động của các văn bằng. Tại sao cần có Phụ lục Văn bằng? Những bằng cấp mới nảy nở sinh sôi trên toàn thế giới cũng như các quốc gia thường xuyên thay đổi hệ thống văn bằng và cơ cấu giáo dục của mình dưới tác động của những thay đổi nhanh chóng trong kinh tế, chính trị và khoa học kỹ thuật. Ngày càng có nhiều công dân cơ động tìm kiếm sự công nhận công bằng hợp lý đối với văn bằng của mình. Những văn bằng không được công nhận giá trị và bị đánh giá thấp là một vấn nạn toàn cầu. Bởi vì chỉ riêng phẩm chất, thành tích thì không đủ thông tin, rất khó đo lường trình độ và chức năng của một văn bằng nếu không có những giải thích chi tiết phù hợp. Phụ lục văn bằng đáp ứng những thử thách trên bởi vì: * Nó khích lệ sự minh bạch trong giáo dục đại học. * Nó điều chỉnh theo những thay đổi nhanh chóng của các loại văn bằng. * Nó giúp cho sự cơ động, tạo điều kiện cho việc tiếp cận giáo dục đại học và cho việc học tập suốt đời. * Nó khuyến khích sự công bằng và những nhận định có thông tin đầy đủ về bằng cấp. (Nguồn: Website Trung tâm Đánh giá & Kiếm định Chất lượng Giáo dục – Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh [04/5/2009]. ECTS – Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ Châu Âu. Link: http://ceea.ier.edu.vn/toa-dam-hoi-thao/dao-tao-lien-thong-theo-he-thong-tin-chi/151-ects-he-thong-tich-luy-va-chuyen-doi-tin-chi-chau-au)Tài liệu kèm theo là hướng dẫn của Ủy ban châu Âu về ECTS, bạn đọc có thể tham khảo. (CICTT)