Thầy thuốc giỏi biết phòng bệnh, doanh nhân giỏi biết phòng tránh rủi ro. Đây chính là cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
Câu chuyện thần y Biển Thước
Có một lần, Ngụy Văn Vương hỏi Biển Thước: “Trong 3 anh em nhà ngươi, ai chữa bệnh giỏi nhất?”
Biển Thước trả lời: “Thưa, anh Hai là người giỏi nhất, anh Ba giỏi nhì, còn thần đứng thứ ba”.
Văn Vương hỏi tiếp: “Thế sao nhà ngươi lại là người nổi tiếng nhất?”
Biển Thước thưa: “Bẩm bệ hạ, người đời thấy thần chuyên chữa bệnh nặng, dùng kim trích huyết, dùng thuốc băng da, nên cho rằng thần chữa bệnh giỏi nhất. Anh Ba có thể nhận diện bệnh sớm và trị ngay vừa mới phát nên người đời cho rằng anh Ba chỉ có thể chữa bệnh nhẹ. Anh Hai thần chuyên chữa bệnh khi bệnh chưa phát, nên người đời không hiểu được anh Hai chữa giỏi”.
Thầy thuốc giỏi biết phòng bệnh, vậy doanh nhân giải quyết vấn đề như thế nào?
Giải quyết vấn đề theo phong cách doanh nhân
Đúng vậy, bản chất của kinh doanh là liên tục giải quyết vấn đề. Giải quyết vấn đề của khách hàng, giải quyết vấn đề xã hội, giải quyết vấn đề trong công ty. Và phương pháp giải quyết vấn đề hay nhất vẫn là:
- Giải quyết ngay khi vấn đề xảy ra, thay vì ôm hậu quả lớn mới bắt đầu giải quyết.
- Phòng ngừa không cho vấn đề xảy ra, thay vì để vấn đề phát sinh.
Tôn chỉ là như vậy, nhưng phương pháp và công cụ thực hiện như thế nào? Bạn sẽ cần tìm hiểu rất nhiều lý thuyết liên quan đến: quản lý rủi ro, giải quyết vấn đề, đo lường sức khỏe doanh nghiệp, giải quyết mâu thuẫn,…
Đơn cử một mô hình giải quyết vấn đề đơn giản được đưa ra bởi Nicolai Andler – giảng viên MBA-MCI, tác giả cuốn Tools for Project Management, Workshops and Consulting – bao gồm 4 bước cơ bản:
- Diagnosis (chẩn đoán): Xác định vấn đề là gì?
- Goal setting (đặt mục tiêu): Xác định mục tiêu cần đạt được trong dự án này.
- Analysis (phân tích): Phân tích sâu vấn đề để đưa ra nhiều lựa chọn và giải pháp.
- Decision-making (quyết định): Đánh giá giải pháp, xếp hạng thứ tự ưu tiên và chọn giải pháp phù hợp nhất.
Trong mỗi bước này bao gồm nhiều bước nhỏ và hàng chục công cụ khác nhau để bạn tìm hiểu và áp dụng.
Đọc đến đây bạn thấy bài viết này không giải quyết được vấn đề cụ thể nào của doanh nghiệp bạn? Hay bạn nhìn thấy có quá nhiều thứ để tìm hiểu thêm? Đúng vậy, suy cho cùng bạn không thể chỉ đọc vài ba trang sách để trở thành một thầy thuốc giỏi. Hãy đầu tư thời gian và công sức để tìm hiểu một cách nền tảng và bài bản.
MBA-MCI Program