Hiểu đúng về đạo đức trong lãnh đạo

30/05/2014

Hàng loạt vụ bê bối tài chính lớn liên quan đến ngành đường sắt, hàng hải, điện lực, ngân hàng… xảy ra thời gian gần đây tại Việt Nam đã đặt ra thách thức với những doanh nghiệp làm ăn chân chính và các nhà giáo dục kinh tế mại về việc cân bằng giữa đạo đức với lợi ích thương mại.

“ĐẠO ĐỨC SẼ CẢM HÓA MỌI THỨ”

Trong một xã hội nhiễu nhương – nói như nhiều người là “bước ra đường là thấy ngay tiêu cực”, đạo đức trong đại đa số trường hợp lại trở thành mặt đối lập với lợi ích kinh tế. Nhiều doanh nhân thành công ở các thị trường mới nổi cho rằng việc kiếm tiền là hoạt động thuần túy về mặt kinh tế, không liên quan gì đến đạo đức. Họ thường bào chữa cho những hành vi thiếu tử tế trong kinh doanh và quản trị bằng ý nghĩ: “Ai cũng làm như thế cả, tôi không làm thì sẽ thiệt thòi làm sao?”.

Theo TS. Kinh tế Alan Phan, ở một chừng mực nào đó, chúng ta phải cảm thông cho những áp lực hàng ngày mà các chủ doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong một môi trường kinh doanh đặc thù khác hẳn thế giới, như tình trạng bấp bênh của nền kinh tế vĩ mô luôn bị đe dọa bởi cơn sóng thần lạm phát, lãi suất, tỉ giá, sự thiếu minh bạch trong thông tin, kế toán, thuế vụ, các thủ đoạn cạnh tranh bất chính của đồng nghiệp (hàng giả, hàng nhái), thủ tục hành chánh nhiêu khê, phí “bôi trơn” cao ngất trời…

Tuy nhiên, mọi thành công chỉ là tạm bợ nếu người lãnh đạo vịn vào lý do hoàn cảnh để làm ăn chụp giựt. Chỉ có đạo đức và kỷ cương mới xây dựng hoàn hảo thương hiệu doanh nghiệp, củng cố niềm tin từ khách hàng, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, xã hội.

Là người đứng đầu tổ chức, nhà lãnh đạo đương nhiên phải là tấm gương tỏa sáng về mặt đạo đức để nhân viên noi theo. Đạo đức chính là kim chỉ nam cho nghệ thuật lãnh đạo. Nói cách khác, nhà lãnh đạo đích thực trước hết phải là nhà lãnh đạo đức độ.

Vậy, thế nào là một nhà lãnh đạo có đạo đức?

dao duc trong kinh doanh 1TS. Vũ Thế Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết: “Để trả lời, hãy tiếp cận vấn đề một cách trong sáng và đơn giản nhất. Tốt là đạo đức, thế thôi! Tốt cho mình và tốt cho người, chứ không bo bo giành quyền lực. Chẳng qua chúng ta đang bao biện khái niệm đạo đứcbằng rất nhiều lớp vỏ chứ không nhìn thấy chân đạo đức”.

Ông mở rộng vấn đề bằng một câu hỏi khác: Phẩm chất nào là quan trọng nhất của nhà lãnh đạo? Suốt 80 năm qua, đã có gần 120 nghiên cứu khác nhau để tìm câu trả lời cho thắc mắc vừa nêu. Rất nhiều thuộc tính đã được đưa ra, như khôn ngoan, sáng tạo, quyết đoán, kiên định, chớp thời cơ nhanh, biết lắng nghe, thuyết phục, truyền cảm hứng, có tinh thần học hỏi, cầu tiến… Điều đáng ngạc nhiên rằng, đáp án được nhiều người đồng thuận nhất lại là những phẩm chất thuộc phạm trù đạo đức như liêm chính, trung thực.

“Đạo đức sẽ cảm hóa hết mọi thứ” – TS. Thế Dũng nhấn mạnh.

dao duc trong kinh doanh 2

TS. Vũ Thế Dũng trong buổi học của khóa 2011-2013, chương trình MBA-MCI. – Ảnh: MBA-MCI

Ông dẫn ra một ví dụ có thực xảy ra vào năm 2007-2008, thời điểm thị trường bất động sản lên cơn sốt với hàng loạt cao ốc căn hộ được đầu tư. Một khu cao ốc căn hộ quy mô 300 căn tại trung tâm TP.HCM được xây từ năm 2004 với trị giá 100.000 USD/căn. Theo hợp đồng, chủ đầu tư sẽ giao nhà cho khách hàng vào tháng 12/2007, kèm theo điều khoản nếu chủ đầu tư đơn phương hủy bán thì phải đền bù 300.000 USD cho bên mua. Tại thời điểm giao nhà, căn hộ này được thị trường định giá lên đến 500.000 USD. Không khó để phán đoán điều gì đã xảy ra tiếp theo, chủ đầu tư đã quyết định hủy bán để “ôm” về số tiền lời 60 triệu USD (chưa tính doanh thu), trong khi nếu hành xử theo đạo đức (đúng theo cam kết trong hợp đồng), chủ đầu tư ấy chỉ thu về khoản doanh thu 30 triệu USD (tính luôn tiền lời).

Tuy nhiên, chỉ sau đó vài tháng, tháng 2/2008, Ngân hàng Nhà nước rút về 21.000 tỉ, cả thị trường bất động sản đóng băng, lúc này một căn hộ kể trên có giá chưa tới 250.000 USD. Khoan xét đến khía cạnh nhân-quả của câu chuyện, trong tình huống này, rõ ràng, khái niệm đạo đức đã bị lung lay khi nhà lãnh đạo đứng trước một khoản lợi quá lớn. Doanh nghiệp trong ví dụ vừa dẫn đã phải trả cái giá quá đắt sự hám lợi trước mắt mà bỏ qua chữ tín và đạo đức kinh doanh.

ĐẠO ĐỨC PHẢI LÀ BÀI HỌC NỀN TẢNG TRONG KINH DOANH

Ngày nay, câu chuyện về đạo đức của nhà lãnh đạo tiếp tục là vấn đề gây tranh cãi và đã đưa vào các chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) như một phần của khóa học. Việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức của người lãnh đạo vừa là sự bắt buộc có tính chất học thuật, vừa là vấn đề tối quan trọng của bất kỳ trường đào tạo kinh doanh nào muốn tồn tại trong thời gian dài.

Bàn về câu chuyện giáo dục đạo đức lãnh đạo, anh Hồ Minh Trí – Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Giải pháp Công nghệ Thông tin iVIM, cựu học viên khóa 2010-2012 chương trình MBA chuyên ngành Tư vấn Quản lý Quốc tế (MBA-MCI) liên kết giữa Trường ĐH Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ và Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM – chia sẻ: “Tôi thích nhất bài giảng đạo đức của môn Kỹ năng Lãnh đạo (Leadership). Bớt đi cái tôi một chút để củng cố lợi ích khách hàng, bù lại, cái mình được về lâu về dài chính là uy tín. Bài học đạo đức nằm lòng là kiếm đồng tiền sạch, trung thực và uy tín với khách hàng. Song, để “giữ mình” được môi trường kinh doanh chưa có tính minh bạch cao như Việt Nam thì đó là dấu hỏi lớn đối với nhiều nhà lãnh đạo. Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền, cho nên đạo đức là như một bài tập trí lực mà mỗi cá nhân phải rèn luyện mỗi ngày, nếu không muốn cơ thể giảm sức đề kháng với virus mang tên lợi nhuận”.

mci oisp cam 2011

Anh Hồ Minh Trí (ngoài cùng bên trái) trong hoạt động ngoại khóa Camp 2011 – chương trình MBA-MCI.

Harold McGraw III, Giám đốc Điều hành Tổ hợp xuất bản McGraw-Hill, nhà sáng lập tạp chí BusinessWeek, khẳng định các trường đào tạo kinh doanh nhất thiết phải đưa đạo đức vào chương trình giảng dạy như một môn học nền tảng để các nhà lãnh đạo trong tương lai không chỉ giỏi về mặt kỹ năng mà còn vững vàng về phẩm chất đạo đức khi đối mặt với những thách thức trong kinh doanh. Điều này sẽ tạo ra nhiều giá trị to lớn cho công ty họ và cho cả cộng đồng – nơi họ đang hoạt động.

Bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo đích thực? Hãy tham gia khóa Pre-MBA “Kỹ năng lãnh đạo” 2014 (liên tục từ ngày 3 đến 6/6/2014) của chúng tôi để thấu hiểu mọi khía cạnh hành vi, chức năng và cảm xúc của nhà lãnh đạo. Đây là những tiền đề căn bản cho việc học MBA-MCI và sự thăng tiến trong nghề nghiệp của bạn. Khóa học bao gồm các nội dung: Tổng quan về kỹ năng lãnh đạo, Trí thông minh cảm xúc, Quản trị thay đổi, Phong cách lãnh đạo hiệu quả, và Quản lý áp lực.

Giảng viên: TS. Vũ Thế Dũng, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM, nguyên Giám đốc chương trình MBA-MCI.

Nhanh tay truy cập địa chỉ http://mba-mci.edu.vn/vi/chuong-trinh-dao-tao/khoa-pre-mba.html để đăng ký trực tuyến và nhận gói ưu đãi học phí lên tới 3.000.000 đồng (trước ngày 3/6).

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2008, MBA-MCI tự hào là chương trình tiên phong trên thế giới và duy nhất tại Việt Nam về đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Tư vấn Quản lý Quốc tế, đã được chứng nhận bởi tổ chức FIBAA, ISO 9001:2008 và ĐH Quốc gia TP.HCM. Bằng cấp MBA-MCI được công nhận trên toàn cầu. Học viên học 24 tháng tại Việt Nam với hơn 80% giảng viên đến từ châu Âu và cố vấn cấp cao của các tập đoàn đa quốc gia. Đặc biệt, học viên có thể chọn học kỳ cuối (làm luận văn thạc sĩ) tại Thụy Sĩ.

THI CA

Related News

SỰ KIỆN: CONSULTING CAFE #70 “INNOVATION AND ENTREPRENEURSHIP SPECIALIZATION”

SỰ KIỆN: CONSULTING CAFE #70 “INNOVATION AND ENTREPRENEURSHIP SPECIALIZATION”

Trong thời gian gần đây, khái niệm VUCA đã trở nên quen thuộc với các nhà quản lý. VUCA là từ viết tắt của Volatility – Biến động, Uncertainty – Bất ổn, Complexity – Phức tạp và Ambiguity – Mơ hồ. Khái niệm này chủ yếu được dùng trong phạm vi kinh doanh, nhằm mô tả về...

Communication skills in consulting

Communication skills in consulting

Kĩ năng giao tiếp chính là chìa khóa trong kinh doanh giúp chúng ta chinh phục được trái tim khách hàng. Chính vì vậy, khóa học "Communication skills in consulting", một phần trong chương trình đào tạo của MBA-MCI, được ra đời.Với mục đích nhằm trang bị cho người học...