Chắc hẳn nhiều người cho rằng những người hướng nội chỉ phù hợp với các công việc ít phải giao tiếp. Như copywriter, kế toán, lập trình viên, luật sư, nghiên cứu khoa học,… Liệu các vài trò như nhà lãnh đạo, quản lý có phù hợp với người hướng nội? Hay đơn giản tấm bằng MBA có phù hợp cho người hướng nội?
MBA-MCI tiết lộ một thông tin rằng, có tới hơn 50% học viên/cựu học viên MCI là những người hướng nội. Và tất cả họ đều là những người cực kì tài năng và thành công với vai trò lãnh đạo, quản lý.
Một điều thú vị MCI muốn bật mí nữa là TS. Oliver Gottschall – Giảng viên cực kì đẹp trai của MCI cũng là người hướng nội. Thầy có hơn 8 năm kinh nghiệm ở vị trí Giám đốc dự án tại Mc Kinsey. Và thầy cho rằng khuynh hướng hướng nội mang lại nhiều lợi thế trong công việc của mình, quan trọng là bạn biết khai thác nó.
Hướng nội – hướng ngoại là thuật ngữ được công bố bởi nhà tâm lý học Carl Jung. Ông cho rằng, tính hướng ngoại được biểu hiện ở hành vi thích đi lại, giao tiếp. Trong khi tính hướng nội thích thể hiện hành vi kín đáo hơn và ở một mình.
Cần làm rõ một số điểm sau trước khi bắt đầu trả lời câu hỏi “liệu tấm bằng MBA có phù hợp cho người hướng nội?”.
- Hướng nội – hướng ngoại là một đơn thể liên tục. Nghĩa là trong một người luôn tồn tại hai tính này.
- Hướng nội – hướng ngoại dùng để chỉ những người có tính hướng nội nổi trội hơn hoặc tính hướng ngoại nổi trội hơn.
- Hướng nội – hướng ngoại có thể thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh.
Sau đây, MBA-MCI sẽ chỉ ra những ưu điểm của người hướng nội trong vai trò lãnh đạo, quản lý, tư vấn.
1. Biết lắng nghe và khả năng đồng cảm
Người hướng nội luôn là những người biết lắng nghe. Vì họ nói chuyện ít, nên họ lắng nghe nhiều hơn. Đồng thời khả năng lắng nghe cũng cho họ khả năng đồng cảm với người khác tốt hơn.
Những điều đó chắc chắn là những yêu cầu của một nhà lãnh đạo giỏi. Tất cả các phương pháp lãnh đạo hiện đại đều đề cao những khả năng này. Và nếu được hỏi, chắc chắn bạn cũng sẽ thích làm việc với một người sếp biết lắng nghe nhân viên.
2. Nghiên cứu kỹ vấn đề trước khi hành động
Những người hướng nội không lập tức giải quyết vấn đề mà họ sẽ suy xét kỹ càng rồi mới ra quyết định. Họ sẽ có xu hướng tiếp cận từ từ chứ không tiếp cận ngay lập tức.
Nếu họ có thể kết hợp điều đó với các công cụ giải quyết vấn đề trong chương trình MBA-MCI. Sẽ tạo ra một thứ gọi là quyết định dựa trên data (data driven). Đây cũng là xu hướng quản trị khi mà những thông tin kinh tế ngày càng trở nên phức tạp. Vượt quá mức hình dung của một người nếu không thống kê và phân tích kỹ lưỡng.
3. Tinh thần làm việc kiên trì và khả năng tập trung cao độ
Khi nói đến sự tập trung, người hướng nội là những người có khả năng làm tốt nhất. Kahnweiler (2013) cho rằng “những người hướng nội thiên về chiều sâu hơn chiều rộng”. Tính cách này giúp họ tập trung một cách sâu sắc cho dù đó là công việc, mối quan hệ hay gặp gỡ mọi người. Do đó mà ở họ hình thành khả năng suy nghĩ nghiêm túc, có tổ chức và lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch dựa vào chi tiết.
Điều này sẽ tạo nên một hình mẫu lý tưởng cho nhân viên. Cũng như tạo dựng sự tin tưởng từ cấp dưới. Và thể hiện sự đồng hành của người lãnh đạo với đội nhóm.
4. Thiên tài giao tiếp
Người hướng nội không thích giao tiếp nhiều không có nghĩa là họ không giỏi giao tiếp.
Với mục đích giao tiếp là truyền đạt thông tin. Thì những người hướng nội là những thiên tài giao tiếp. Họ không thích sự dài dòng lê thê. Cùng với khả năng lắng nghe và sự tập trung. Họ nhanh chóng nhận diện vấn đề và đưa ra thông điệp cực kì rõ ràng, ngắn gọn và súc tích.
Kết luận: Người hướng nội hay hướng ngoại đều có những thế mạnh riêng. Nếu bạn là người hướng nội và có định hướng quản lý, đừng ngần ngại chọn cho mình một chương trình MBA phù hợp. Điều quan trọng là bạn biết cách phát huy những ưu điểm của mình trong con đường sự nghiệp
MBA-MCI Program