NĂM 2016 TÌNH HÌNH KINH TẾ VN SẼ NHƯ THẾ NÀO?

19/05/2016

Có rất nhiều công cụ để phân tích tình hình kinh tế, xã hội, chính trị. Phân tích PEST (Political, Economic, Social, Technology) là một trong số đó. Các yếu tố của PEST giúp ta dễ dàng tiếp cận sâu, chi tiết và đa chiều về tình hình của đất nước hiện nay. Bài viết này sẽ dùng mô hình PEST để phân tích cho đất nước ta trong năm 2016. 

 pest analysis MBA MCI DHBK

1. Chính trị:

– Đại Hội Đảng đầu 2016 đã bầu ra các lãnh đạo mới của đất nước. Hình ảnh một số nhà lãnh đạo mới năng động, được dân tín nhiệm xuất hiện nhiều hơn, rõ nét hơn trước.

– Chuẩn bị bầu cử Quốc Hội

– Tổng Thống Mỹ Obama sẽ đến thăm VN trong tháng 5 trước khi kết thúc 2 nhiệm kỳ Tổng Thống của Ông

– Trung Quôc gia tăng áp lực trên Biển Đông

Chương trình MBA-MCI thường xuyên tổ chức các khóa học chuyên sâu về “Quản lý nhân sự trong khởi nghiệp” (HR in Start-up), “Tâm lý học quản trị” (Psychology in Management), Quản lý thay đổi (Change Management)… Xem chi tiết tại  đây.

 2.Kinh tế

– VN chuẩn bị phê chuẩn gia nhập sân chơi TPP

– Ngân sách nhà nước không còn dư địa cho đầu tư phát triển và làm chính sách

– Nợ công tăng cao

– Dự kiến huy động vàng trong dân, ngôn ngữ ngày càng mạnh

– Doanh nghiệp oằn lưng vì thuế phí, tỷ lệ lên đến gần 40% lợi nhuận

– Hoàng Anh Gia Lai đang đối diện nguy cơ lớn và đang được các ngân hàng tìm cách cứu.

3. Xã hội

– Sự kiện cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền trung ảnh hưởng lớn đến hàng triệu bà con và kinh tế của các tỉnh

– Các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đối diện ngập mặn, mất mùa, nắng hạn, có nguy cơ thiếu lương thực tại vựa lúa lớn nhất cả nước

 Các dữ kiện quá khứ:

Nói là quá khứ chứ cũng chỉ 7-8 năm trước. Tết 2008, Ngân Hàng Nhà Nước rút 21 ngàn tỷ từ lưu thông về để giảm lạm phát. Bất động sản đang nóng lập tức tê liệt. Lãi suất huy động tăng nhanh từ 10% lên 12% có lúc lên đến 18%/ năm. Đi kèm là lãi suất cho vay tất nhiên từ 12%, lên 16, có lúc lên đến 24%/ năm. Chi phí vốn quá cao và không được giải ngân, các dự án đang xây dở dang bị đình trệ, đóng băng. Giá nhà rớt thê thảm. Giá nhà rớt đồng nghĩa với giá trị các khoản thế chấp bằng tài sản này tại các ngân hàng cũng giảm theo. Ngân hàng sẽ yêu cầu người vay phải cho thêm tài sản khác vào thế chấp hoặc phải trả vốn gốc ngay. Tất cả những ai dùng đòn bẩy tài chính (cụ thể là vay) để mua nhà/ căn hộ đều khốn khó. Đây là kinh nghiệm cá nhân đã trải qua lúc đó. Quý giá vô cùng.

Lạm phát tăng cao, chi phí vốn tăng, doanh nghiệp không có vốn phải ngưng tất cả các dự án đầu tư phát triển, sau đó giảm qui mô, tất yếu dẫn đến xa thải hoặc giảm lương nhân viên. Đây là ảnh hưởng dây chuyền.

Đồng tiền mất giá sẽ dẫn đến tỷ giá USD tăng cao, từ 16K, 17K leo lên 19K,…Do ta còn nhập siêu lúc đó nên bị ảnh hưởng kép. Cứ nôm na thế này thì hiểu: cái iphone giá 1000 USD, tỷ giá 16 ngàn, thì bỏ ra 16 triệu để nhập, nhưng khi tỷ giá là 19 ngàn thì phải bỏ ra 19 triệu để mua iphone, mà lương thì trả bằng tiền Việt và còn có khả năng giảm vì doanh nghiệp khó khăn.

 Tỉ giá cao dẫn đến DN xuất khẩu/sản xuất khó khăn. Ví dụ, DN xuất khẩu 1kg café giá 160 ngàn đồng (tương đương 10$, ở mức tỉ giá là 1$ ăn 16K), giờ cũng giá đó nhưng chỉ thu về có 8$, ở mức tỉ giá 20K). Doanh nghiệp khó khăn thì tất nhiên thị trường chứng khoán sẽ giảm điểm, cổ phiếu sẽ trở nên rẻ rúm.

Khi khó khăn chính phủ chính phủ siết chặt chi tiêu công và tăng thu (từ thuế, phí, đi vay). Siết chi tiêu công đã diễn ra, khi đó rất nhiều khoản đã được duyệt nhưng sẽ không được giải ngân. Là người mua (buyer) lớn nhất trên thị trường, siết chi tiêu sẽ ảnh hưởng toàn bộ thị trường. Còn tăng thu từ thuế, phí thì ai cũng hiểu rồi.

Chuyện này nghe giống như các tình huống trong sách giáo khoa về kinh tế học, nhưng đây là chuyện đã xảy ra không chỉ ở VN mà rất nhiều nơi trên thế giới. 

Trên đây là các dữ liệu, thông tin khách quan, có tham khảo các kênh báo chí chính thống hiện nay. Các nhận định và phản ứng sẽ tùy thuộc của mỗi cá nhân. Ý các bạn thế nào?

Chú thích: 16K là 16.000 VNĐ

Nguồn: vneconomy, TNO, nhipcaudautu, #vuthedung

Tại chương trình MBA-MCI của ĐH Bách Khoa chuyên ngành Quản lý, tư vấn Quốc tế (hiện có giảng dạy về các kiến thức chuyên sâu về lý thuyết, thực tiễn dành riêng cho các nhà quản lý, chuyên viên, chủ doanh nghiệp để áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức, phòng ban của mình. Trong đó, có nhóm bộ môn về Kinh tế, tài chính (Economic, Finance). Phương pháp học gồm thảo luận nhóm, lý thuyết, đặt câu hỏi thảo luận, chia sẻ tình hình kinh tế, tài chính chuyên sâu.

Nộp hồ sơ dự tuyển khóa 2016 tại đây.  Hạn nộp hồ sơ: 31/08/2016 .

Thông tin liên hệ:

ĐH Bách Khoa – Văn phòng Đào tạo Quốc tế

Chương trình MBA-MCI Việt Nam

  • Địa chỉ: P.306 Nhà A4, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM
  • Điện thoại: 0982 511 150 (Ms Giang), 093 88 99 885 (Mr.Trình)
  • Website: www.mba-mci.edu.vn

Related News

SỰ KIỆN: CONSULTING CAFE #70 “INNOVATION AND ENTREPRENEURSHIP SPECIALIZATION”

SỰ KIỆN: CONSULTING CAFE #70 “INNOVATION AND ENTREPRENEURSHIP SPECIALIZATION”

Trong thời gian gần đây, khái niệm VUCA đã trở nên quen thuộc với các nhà quản lý. VUCA là từ viết tắt của Volatility – Biến động, Uncertainty – Bất ổn, Complexity – Phức tạp và Ambiguity – Mơ hồ. Khái niệm này chủ yếu được dùng trong phạm vi kinh doanh, nhằm mô tả về...

Communication skills in consulting

Communication skills in consulting

Kĩ năng giao tiếp chính là chìa khóa trong kinh doanh giúp chúng ta chinh phục được trái tim khách hàng. Chính vì vậy, khóa học "Communication skills in consulting", một phần trong chương trình đào tạo của MBA-MCI, được ra đời.Với mục đích nhằm trang bị cho người học...