Nhà tư vấn chiến lược: Người “hiến kế” kinh doanh thần sầu cho chủ doanh nghiệp

21/10/2022

Dù đã xuất hiện và phát triển sôi nổi trên thị trường quốc tế hơn nửa thế kỷ, ngành công nghiệp tư vấn có lẽ vẫn còn là một khái niệm mới mẻ ở Việt Nam. Với sự đa dạng trong các lĩnh vực như tư vấn về chiến lược, quản trị, vận hành, hay nhân sự,… nghề tư vấn luôn mang đến những cơ hội lớn, và một nguồn thu nhập hậu hĩnh cho những nhà quản trị.

Vậy với nhiệm vụ “hiến kế” những chiến lược kinh doanh hữu hiệu cho doanh nghiệp, thì công việc chính của họ sẽ là gì? Và cần phải học gì để có thể trở thành nhà tư vấn “giỏi”?

Công việc chính của một nhà tư vấn chiến lược.

Người làm nghề tư vấn chiến lược sẽ vận dụng những khả năng quan sát, phân tích tình trạng, quy mô vận hành doanh nghiệp hiện tại, các kỹ năng quản trị để thiết lập nên một lộ trình phát triển đúng đắn phù hợp với từng điều kiện và vấn đề khác nhau của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng mô hình doanh nghiệp, thúc đẩy lợi nhuận.

Nhìn chung, họ sẽ thực hiện 3 đầu việc chính như sau:

      • Cung cấp kiến thức chuyên môn cho doanh nghiệp
      • Đưa ra những phân tích khách quan
      • Sử dụng năng lực “não bộ” để hoạch định ra các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Theo như Mckinsey & Co – một trong những công ty tư vấn hàng đầu thế giới đã nêu lên vai trò của nhà tư vấn chiến lược rằng họ phục vụ khách hàng ở mọi mức độ tổ chức của khách hàng, với bất kỳ khả năng nào mà họ có thể hữu ích nhất, cho dù họ có là một nhà cố vấn đáng tin cậy cho một lãnh đạo cấp cao hay một huấn luyện viên nghề nghiệp cho những nhân viên cấp dưới. Họ cam kết tập hợp một nhóm có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp cao.

Cần tích lũy những gì để trở thành nhà tư vấn chiến lược?

Muốn bước vào lĩnh vực này, bạn cần phải tích lũy đủ những kiến thức cần thiết về kinh doanh, phân tích, các kỹ năng về quản trị, và sẵn sàng thay đổi bởi vì sẽ có những lúc những kế hoạch bạn tư vấn cho khách hàng sẽ bị chệch hướng do tác động của những yếu tố về ngân sách, mục tiêu, con người,…

Bên cạnh đó, trong quá trình va chạm thực tiễn, bạn nên xác định đâu là lĩnh vực kinh doanh mà bạn giỏi nhất, có thể giải quyết được những vấn đề một cách hợp lý và hiệu quả nhất, cũng như phải rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, thuyết phục giỏi, để sẵn sàng trình bày cho khách hàng thấy được những giá trị cốt lõi mà bạn mang đến cho doanh nghiệp.

Tích lũy những bằng cấp liên quan đến lĩnh vực kinh doanh cũng sẽ giúp con đường trở thành nhà tư vấn chiến lược của bạn trở nên thuận lợi hơn. Bạn có thể tham gia những khóa học ngắn hạn về kinh doanh, lãnh đạo, hoặc quản trị, hoặc nếu muốn đầu tư “có lời”, một chiếc bằng MBA sẽ giúp bạn ghi điểm khi muốn đầu quân cho các công ty tư vấn.

Học hỏi tư duy từ các “ông lớn” trong ngành tư vấn chiến lược…

Quan sát, phân tích, học hỏi tư duy, tích lũy kinh nghiệm trước khi “ra mắt” với vai trò là nhà tư vấn chiến lược là những bước chuẩn bị cần thiết giúp bạn có thể tự tin hơn, và có nền tảng kiến thức vững chắc. Bạn có thể tìm hiểu những chiến lược tư vấn thành công của các “ông lớn” trong ngành mà bạn đang quan tâm, đọc các bài viết về tư vấn chiến lược, quản trị rủi ro trên các chuyên trang tư vấn hàng đầu thế giới đến từ các công ty như Big 3 trong lĩnh vực tư vấn quản trị (management consulting) gồm McKinsey & Co, Bain & Company, Boston Consulting Group (BCG), hay trong lĩnh vực về kế toán, công nghệ tài chính thì không thể không kể đến “tứ trụ” Deloitte, EY, KPMG, PwC. 

Tiếp cận kiến thức từ những công ty tư vấn thuộc hàng top biết đâu sẽ là động lực thúc đẩy bạn tạo ra những dấu ấn riêng biệt trong các “hợp đồng” tư vấn về sau của chính mình. 

Kết luận:

Nghề tư vấn chiến lược không hẳn là mới lạ, nhưng ở thị trường Việt Nam thì đây vẫn còn là một lĩnh vực “non trẻ”. Muốn theo đuổi thành công và trở thành nhà tư vấn “giỏi”, bạn cần phải học hỏi nhiều và va chạm thực chiến bởi vì tích lũy đủ những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn sẽ là hành trang để bạn có thể đưa ra những giải pháp kinh doanh hiệu quả cho khách hàng.

Trong lộ trình học tại chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh MBA-MCI, học phần Strategy Consulting (Tư vấn chiến lược) sẽ giúp những nhà quản trị giải đáp những thắc mắc, cũng như có cái nhìn rõ hơn về ngành thông qua kiến thức và các ví dụ thực tiễn được cung cấp từ các chuyên gia.

Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh MBA-MCI là một trong những chương trình hiếm hoi đào tạo bậc thạc sĩ tại Việt Nam, áp dụng mô hình Executive MBA, mang tính ứng dụng cao, phù hợp cho đối tượng là các nhà quản trị cấp trung và cấp cao. Với mục tiêu tiên phong trong các lĩnh vực về Tư vấn quản trị – đổi mới sáng tạo – khởi nghiệp, chương trình sẽ cung cấp cho người học những kiến thức được đổi mới liên tục, trao đổi những case study (tình huống thực tế) cùng với đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành. 

Related News

Hội thảo tuyển sinh Chương trình MBA-MCI khóa 2024

Hội thảo tuyển sinh Chương trình MBA-MCI khóa 2024

Trong một thế giới phát triển nhanh chóng và thay đổi không ngừng, kỹ năng lãnh đạo giữ vai trò quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Việc trau dồi năng lực lãnh đạo sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt được xu hướng quản trị mới, thích ứng...

BÀI HỌC VỀ NGHỀ NGHIỆP VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TRONG THẾ KỶ 21

BÀI HỌC VỀ NGHỀ NGHIỆP VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TRONG THẾ KỶ 21

Chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi nhanh chóng với những tiến bộ vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), robot và dữ liệu lớn… Khi các công nghệ này tiếp tục phát triển với tốc độ cấp số nhân, công việc và cơ hội nghề nghiệp sẽ thay đổi như thế nào? Doanh...

CHUYẾN SANG THƯỢNG HẢI HỌC TẬP THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN MBA-MCI

CHUYẾN SANG THƯỢNG HẢI HỌC TẬP THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN MBA-MCI

Học viên chương trình MBA-MCI đang có chuyến tham quan học tập tại Thượng Hải, Trung Quốc từ ngày 3-8/3/2024 với sự dẫn dắt của Giáo sư Andreas Hinz - Giám đốc chương trình MBA-MCI. Trong ngày 3/3, đoàn có buổi gặp gỡ với đại diện công ty Teva Pharmaceuticals Trung...