Vậy, bạn làm gì? Vâng, do bạn năng động nên tất nhiên là bạn phải có phản ứng. Phải làm điều gì đó.

Nếu chủ phòng thu của bạn có lần ‘đẻ ra ngỗng vàng’ nhưng kể từ đó chỉ thu về thất bại, có lẽ đến lúc bà ta phải ra đi. Nếu việc chạy các ứng dụng mất quá nhiều thời gian, có thể máy chạy ứng dụng nên được điều chỉnh để chạy nhanh hơn. Và vì khách hàng của bạn mong đợi như vậy, nên bạn phải thực hiện thật nhanh.

Trong trường hợp đầu tiên, đó là những gì xảy ra với Sherry Lansing tại Paramount Pictures. Trong gần chục năm, bà là một thiên tài. Ba năm đáng thất vọng sau đó, bà mất việc.

Nhưng câu chuyện của bà, như Leonard Mlodinow kể trong cuốn sách của ông ‘Bước đi của người say’, sau đó lại thay đổi. Một số bộ phim do bà đặt làm nhưng được tung ra sau khi bà đã ra đi hóa ra lại là các bộ phim thành công rực rỡ.

Tại sao họ không để bà yên? Như Mlodinow nói, đó là vì ngành phim truyện không
hiểu được sự ngẫu nhiên đóng vai trò như thế nào trong thành công.

Phần tất yếu

Sherry Lansing

Điều gì xảy ra với Lansing cũng xảy ra ở hầu khắp mọi nơi: những thăng trầm, may mắn hay vận hạn – trong chốc lát – chính là một phần của chất lượng.

Nhưng ít người đủ tự tin để bảo vệ đánh giá của họ về chất lượng hay phẩm chất cơ bản, do đó bám chặt vào những chỉ số ngắn hạn – những chỉ số bị cơ hội làm xấu đi.

Cuốn sách bán chạy nhất của Mlodinow kể về cuộc chiến chống lại bản năng của chúng ta để hiểu được ý nghĩa của cơ hội. Vì các bước thăng trầm vốn là phần bình thường của cuộc sống.

Chúng ta đều cúi đầu tuân thủ các mô hình điều hành kinh doanh năng động. Một huyền thoại lãnh đạo được đưa ra là khi có thay đổi, nó đòi hỏi phải có hành động.

Nhưng có lẽ, biết lãnh đạo cũng chính là khả năng chất vấn liệu thay đổi có là thay đổi thực sự hay không, và biết khi nào thì ngồi yên.

Vì tôi đã chưa bao giờ điều hành một doanh nghiệp, bạn tất nhiên có thể nói rằng tôi biết gì mà nhận xét.

Câu trả lời có thể phụ thuộc chuyện doanh nghiệp cần phải học hỏi thế nào từ những số liệu thống kê cơ bản.

Trái ngược với danh tiếng của thống kê, một bài học mà nó thường nhắc đi nhắc lại là về sự không chắc chắn của các con số mà biến đổi tạo ra.

Đó không phải để nói rằng tất cả những thăng trầm là ngẫu nhiên. Nhưng nó cho thấy rằng nhập và xử lý quá nhiều dữ liệu có thể gây hại ngang với chuyện bỏ qua chúng.

Tất nhiên, những thăng trầm có thể có nguyên nhân thực sự và quan trọng. Nhưng ngay cả những điều đó không nhất thiết nói với bạn về chất lượng cơ bản của doanh nghiệp.

Không làm gì

Một người bạn khôn ngoan của tôi, vốn điều hành một doanh nghiệp cơ khí thành công ở vùng duyên hải phía nam, đã nói về những thăng trầm của đợt suy thoái kinh tế rằng:

“2010 là một năm khủng khiếp. Hầu hết khách hàng của chúng tôi cắt giảm hay hoàn toàn ngừng chi tiêu, nhưng tôi hài lòng là chúng tôi đi qua được thời gian này mà không phải cho ai nghỉ việc. Đó là thời điểm khó khăn cho tất cả mọi người, nhưng tất cả đều đoàn kết với nhau.

“Thật buồn cười mọi thứ thanh đổi nhanh chóng như thế nào, chỉ cuối tháng Chín năm ngoái, tôi lo rằng mình sẽ phải thực hiện cú gọi điện và sẽ phải cho một số nghỉ việc vào đầu năm nay. Nhưng bây giờ, chúng tôi có đợt dồn đơn hàng lớn nhất mà công ty từng chứng kiến”.

Ông nhận xét đó là một chiến thắng trong quản lý bằng cách không phản ứng gì cả.

“Thật không may, giới lãnh đạo thường lờ đi tính khả biến. Một ví dụ tuyệt vời là lượng thời gian mà các nhà quản lý bỏ ra để “giải thích” về thay đổi ngân sách. Nhà quản lý nào mà chỉ nói “ồ, mọi thứ đôi khi đi lên, đôi khi đi xuống” thì chắc gặp khốn đốn. Chúng ta phải giả vờ là mình đang kiểm soát mọi thứ.”

Chính vì lý do này mà các tập đoàn thường sính sử dụng bảng biểu cập nhật từng phút về chuyện công ty làm ăn như thế nào, và điều này khiến tôi tự hỏi rằng liệu các ông chủ ở khắp nơi có lúc nào cũng nhìn chằm chằm vào các con số, lên cơn co giật mỗi lần số liệu lên hay xuống, để rồi gấp rút điện thoại yêu cầu hành động?

Rủi ro của việc coi thường thay đổi là có thể bạn sẽ bỏ lỡ chuyện gì đó lớn sắp xảy ra. Nhưng vì phản ứng quá mức cũng gây rủi ro tương đương, có ai biết cuốn cẩm nang kinh doanh bán chạy nhất nào có câu thần chú: “Bình tĩnh đi” hay không?