Vị thế mới của nghề tư vấn hậu AEC

22/01/2016

 

Đó là nội dung được thảo luận tại Hội thảo Tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – chuyên ngành Tư vấn quản lý quốc tế khóa VIII/2016-2018 vào ngày 17/1/2016 ở TP.HCM.

Với chủ đề “Vai trò của ngành tư vấn đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp hậu AEC”, Hội thảo Thông tin Tuyển sinh MBA-MCI diễn ra tại Liberty Central Saigon City Point đã khái quát viễn cảnh ngành tư vấn tại Việt Nam cũng như chỉ ra những lợi thế cạnh tranh lẫn thách thức cho các nhà tư vấn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Hội thảo có sự tham dự của TS. Vũ Thế Dũng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM; ThS. Nguyễn Thị Ánh Phương – giám đốc chương trình MBA-MCI Việt Nam; TS. Oliver Gottschall – đại diện Trường Khoa học ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ (FHNW), đối tác liên kết đào tạo; ThS. Lại Minh Đức – phó tổng giám đốc Tập đoàn Nguyên Vũ, cựu học viên chương trình; chị Trần Quang Thúy Phượng – giám đốc tư vấn dự án ERP, học viên chương trình; ThS. Nguyễn Đăng Duy Nhất – giám đốc điều hành Công ty Tư vấn Global Elite, cùng đông đảo khách mời hứa hẹn sẽ là học viên tiềm năng, những nhà tư vấn quản trị trong tương lai.

AEC 01

Các khách mời tại sự kiện. Từ trái qua: TS. Vũ Thế Dũng, chị Trần Quang Thúy Phượng, ThS. Nguyễn Đăng Duy Nhất, TS. Oliver Gottschall, ThS. Lại Minh Đức, ThS. Nguyễn Thị Ánh Phương

Theo đó, việc tự do lưu chuyển lao động trình độ cao trong khu vực sẽ khiến cuộc cạnh tranh trên thị trường nhân sự cao cấp tại Việt Nam càng trở nên khốc liệt hơn.

Một mặt, lao động trình độ cao trong nước có điều kiện ra ngước ngoài làm việc, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa với cộng đồng ASEAN. Mặt khác, cánh cửa AEC cũng trở thành bộ lọc đối với những lao động có năng lực chuyên môn và ngoại ngữ yếu, nhường chỗ cho những lao động có phẩm chất và năng suất tốt hơn, sẵn sàng học hỏi kiến thức mới và chinh phục thử thách.

Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và cạnh tranh hơn, các công ty thường xuyên phải đối mặt với những quyết định khó khăn đòi hỏi phải có kiến thức quản lý tầm cao để giải quyết. Đó là lúc vai trò của các chuyên gia tư vấn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Họ đưa ra giải pháp cho những khó khăn trước mắt, hoạch định chiến lược dài hạn cho tương lai, đồng thời mang đến ý tưởng và cách nhìn mới đối với các vấn đề nội tại.

Tuy nhiên, do thiếu chuyên gia ở lĩnh vực tư vấn quản trị nên tại nhiều doanh nghiệp lớn và vừa hoạt động tại Việt Nam, các vị trí cấp cao liên quan đến mảng này đều “nhường sân” cho lao động ngoại. Với việc thành lập AEC, mức độ cạnh tranh ở phân khúc lao động cấp cao càng trở nên khốc liệt hơn khi các thành viên ASEAN được phép dịch chuyển lao động trong nội khối mà không cần giấy phép.

Trước bối cảnh đó, người lao động Việt Nam cần trang bị cho mình kiến thức tư vấn quản lý để giữ thế cạnh tranh chủ động ngay trên sân nhà, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của bản thân và giải quyết hiệu quả các vấn đề của khách hàng.

TS. Oliver Gottschall – giám đốc chiến lược Tập đoàn Big C Thái Lan, cho biết trong giai đoạn hậu AEC, việc đào tạo nhân lực cần tập trung vào các yếu tố sau:

·         Định hướng quốc tế

·         Phát triển kỹ năng mềm

·         Tính thực tế

·         Đa dạng hóa kiến thức ở nhiều lĩnh vực

·         Đồng thời có chuyên môn cao ở lãnh vực chuyên trách

TS. Gottschall còn chia sẻ cho các nhà tư vấn tương lai bốn xu hướng “đang lên” trong giới tư vấn quản trị quốc tế:

·         Thuê ngoài để tăng cường chuyên môn

·         Chuyên môn hóa lãnh vực hợp tác

·         Tư vấn triển khai (quá trình tư vấn được triển khai “ngay và luôn” vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ dừng lại ở việc tư vấn quản trị chiến lược ban đầu)

·         Tư vấn xây dựng năng lực (một cách gọi khác của hình thức “huấn luyện” khách hàng, giúp đối tác củng cố năng lực chuyên môn qua các khóa học từ các công ty tư vấn)

AEC 02

TS. Oliver Gottschall tự hào giới thiệu về trường ĐH Khoa Học Ứng Dụng Tây Bắc Thụy Sĩ, đối tác liên kết của trường ĐH Bách Khoa, đồng thời trình bày các xu hướng của tư vấn quản trị, đặc biệt trong lĩnh vực nhân sự hậu AEC

 

Trước câu hỏi của các khách mời về việc, liệu rằng học MBA-MCI có phù hợp với những người muốn phát triển sự nghiệp ở mảng Sales và Marketing không, ThS. Lại Minh Đức – phó tổng giám đốc Tập đoàn Nguyên Vũ, cựu học viên chương trình MBA-MCI – giải đáp: “Trước đây tôi chỉ tập trung vào chuyên môn công nghệ thông tin của mình, nhưng kể từ khi lên vị trí Deputy Director và sau đó là CEO, tôi cần vận dụng tất cả kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực như bán hàng, tiếp thị, tài chính, nhân sự, điều hành… đã học được từ chương trình MBA-MCI. May mắn là tôi vẫn “sống sót” sau ngần ấy năm (cười).”

Là một trong những chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh tiên phong trên thế giới và duy nhất tại Việt Nam về chuyên ngành tư vấn quản lý, MBA-MCI là sự hợp tác giữa Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ (Fachhochschule Nordwestschweiz – FHNW). Đây là một trong số rất ít chương trình đạt chứng nhận FIBAA (Tổ chức Kiểm định chất lượng đào tạo quản trị kinh doanh danh tiếng của châu Âu, trụ sở đặt tại Đức) và ISO 9001:2008; bằng do Thụy Sĩ cấp, được công nhận trên toàn châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới.

AEC 03

TS Vũ Thế Dũng – Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa giới thiệu về một Bách Khoa hiện đại và quốc tế. Tiến sĩ cũng nhấn mạnh sự cam kết về chất lượng các chương trình đào tạo tại Bách Khoa thông qua các kiểm định quốc tế: FIBAA, ABET, …

Trải qua bảy khóa đào tạo, chương trình MBA-MCI góp phần cung cấp nguồn lực quản trị chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành tư vấn quản lý đạt chuẩn quốc tế giúp người học nâng cao uy tín cá nhân và là “giấy thông hành” để vươn đến những vị trí nghề nghiệp cao hơn.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

AEC 04

Ứng viên quan tâm đến Chương trình MBA-MCI đặt câu hỏi với khách mời của chương trình

AEC 05 

Chị Trần Quang Thúy Phượng chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp trong lĩnh vực tư vấn công nghệ

 AEC 06

TS. Oliver Gottschall trả lời câu hỏi về các tố chất cần có ở một nhà tư vấn chuyên nghiệp

AEC 07

Trao đổi để được tư vấn chi tiết về việc phát triển kiến thức và kỹ năng quản trị

AEC 08

Nộp đơn ứng tuyển Chương trình MBA-MCI khóa 2016-2018 tại hội thảo

AEC 09

AEC 10

Trao đổi với khách mời sau chương trình

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI

·         Nộp hồ sơ trước 22/01/2016 và hoàn tất học phí trong vòng bảy ngày kể từ ngày có kết quả phỏng vấn: ưu đãi 20 triệu đồng và một khóa học Leading to MBA

·         Ứng viên là cựu sinh viên Đại học Bách khoa TP.HCM, ứng viên có thư giới thiệu của học viên/ cựu học viên chương trình MBA-MCI, công ty/ gia đình có từ hai ứng viên nhập học khóa 2016-2018: ưu đãi học phí 14 triệu đồng

Lưu ý: tổng ưu đãi không vượt quá 24 triệu đồng.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:

Văn phòng MBA-MCI Việt Nam

·         Địa chỉ: P.306, Nhà A4, 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM

·         Điện thoại: (08) 38654183 | Hotline: 0985204782 (Ms. Hạnh), 0982511150 (Ms. Giang)

·         E-mail: admission@mba-mci.edu.vn

Bài, ảnh: THI CA

Related News

SỰ KIỆN: CONSULTING CAFE #70 “INNOVATION AND ENTREPRENEURSHIP SPECIALIZATION”

SỰ KIỆN: CONSULTING CAFE #70 “INNOVATION AND ENTREPRENEURSHIP SPECIALIZATION”

Trong thời gian gần đây, khái niệm VUCA đã trở nên quen thuộc với các nhà quản lý. VUCA là từ viết tắt của Volatility – Biến động, Uncertainty – Bất ổn, Complexity – Phức tạp và Ambiguity – Mơ hồ. Khái niệm này chủ yếu được dùng trong phạm vi kinh doanh, nhằm mô tả về...

Communication skills in consulting

Communication skills in consulting

Kĩ năng giao tiếp chính là chìa khóa trong kinh doanh giúp chúng ta chinh phục được trái tim khách hàng. Chính vì vậy, khóa học "Communication skills in consulting", một phần trong chương trình đào tạo của MBA-MCI, được ra đời.Với mục đích nhằm trang bị cho người học...