(VEN) – Theo một cuộc khảo sát của IBM thực hiện gần đây với 1.500 tổng giám đốc điều hành từ 60 quốc gia thuộc 33 lĩnh vực ngành nghề trên toàn thế giới, các CEO đều cho rằng môi trường kinh doanh hiện nay có mức độ bất ổn cao và ngày càng trở nên phức tạp.
Bà Kathleen Ng,
Và để có thể thành công trong bối cảnh hiện nay, DN cần phải có “tính sáng tạo” – điều này còn quan trọng hơn các nguyên tắc quản lý nghiêm khắc, tính toàn vẹn hay thậm chí là tầm nhìn lãnh đạo.
Các CEO cho biết họ đang phải đối mặt với những biến đổi rất lớn: các quy định mới của chính phủ, sự dịch chuyển của các cường quốc kinh tế toàn cầu, mức độ chuyển đổi của ngành ngày càng cao, khối lượng dữ liệu ngày càng lớn, các sở thích của khách hàng ngày càng thay đổi nhanh hơn. Trong đó, 60% CEO tin rằng các hoạt động chuyển đổi ngành là nhân tố hàng đầu góp phần làm gia tăng sự bất ổn và chỉ có 49% tin rằng các tổ chức của họ đã được chuẩn bị sẵn sàng để đối phó một cách thành công
Cũng theo các CEO, sự phức tạp gia tăng do nhiều nhân tố. Chẳng hạn, các CEO kỳ vọng doanh thu từ những nguồn mới sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới. 76% CEO tiên lượng trước về sự dịch chuyển của các cường quốc kinh tế sang các thị trường đang phát triển. Bên cạnh đó qua bốn lần nghiên cứu, tầm quan trọng của công nghệ đối với các tổ chức đã tăng từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 2. Điều này chứng tỏ các CEO đã nhận thức được công nghệ và sự kết nối của các cơ sở hạ tầng đang góp phần gia tăng mức độ phức tạp mà họ đang phải đối mặt, và để có thể thành công, họ cần có thêm nhiều giải pháp dựa trên công nghệ hơn nữa.
Tuy nhiên, những bất ổn trên có thể dễ dàng vượt qua được nếu DN tăng cường “tính sáng tạo”. Bà Kathleen Ng, Giám đốc phụ trách phát triển Dịch vụ kinh doanh toàn cầu của IBM Việt Nam chia sẻ: “Chính việc thoát ra khỏi cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử cũng như phải đối mặt với những thay đổi khác biệt mà các CEO đã xác định tính sáng tạo là năng lực lãnh đạo hàng đầu giúp doanh nghiệp thành công trong tương lai”.
“Khi ngẫm lại, chúng ta đều có thể nhận thấy, thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt từ nay sẽ là mức độ phức tạp và tốc độ hoạt động của một thế giới được kết nối ngày càng cao. Điều này hoàn toàn trùng khớp với những phát hiện trong nghiên cứu của chúng tôi”, bà Kathleen Ng nhấn mạnh.
Theo nghiên cứu từ IBM thì các CEO trên toàn thế giới đang phải đối mặt với một số vấn đề sau:
Trong đó, các CEO ở khu vực Asian lại quan tâm đến việc thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng và xem đây là vấn đề hàng đầu. Còn ở Việt Nam thì sao? Các CEO phải đối mặt với những thách thức nào để vượt qua bối cảnh kinh doanh hiện tại. Bạn đọc quan tâm đến những thách thức cuar CEO đang phải đối mặt hãy đăng ký tham dự Diễn đàn tư vấn quản trị 2013 để tìm hiểu thêm về nội dung này |
Các CEO toàn cầu hiện nay đều đang cố gắng phát triển mối quan hệ khách hàng của mình và coi đó là một mục tiêu chiến lược trong môi trường kinh doanh mới. Bằng sự thấu hiểu và khôn khéo, họ chú tâm hơn vào việc tìm hiểu những nhu cầu của khách hàng. 95% các tổ chức thành công có doanh thu và lợi nhuận cao thời gian qua đã xác định việc tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng, có thể là thông qua sử dụng trang web, các kênh tương tác và mạng xã hội là yêu cầu chiến lược quan trọng nhất của họ trong vòng 5 năm tới. Họ coi sự bùng nổ thông tin cũng như các luồng thông tin trên toàn cầu là cơ hội, chứ không phải nguy cơ. Ngay cả các CEO ASEAN cũng đã quan tâm hơn tới kỳ vọng của khách hàng trong việc ra mắt các sản phẩm, dịch vụ và các kênh phân phối mới. Đồng thời, họ nhận thấy sự cần thiết trong việc phát huy sự sáng tạo trong tổ chức của họ, đặc biệt là việc sử dụng sự sáng tạo trong các công việc giao dịch với khách hàng, đối tác và nhân viên.
Riêng tại ASEAN, trong khi các CEO tại khu vực châu Âu và Bắc Mỹ đều cho rằng hai yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tổ chức của họ trong vòng 5 năm tới là sự chuyển dịch của ngành công nghiệp và sự bùng nổ thông tin, thì họ lại có quan điểm khác ở yếu tố năng lực. Thiếu năng lực được các CEO tại ASEAN, Ấn Độ và Brazil quan tâm hơn bởi tốc độ phát triển nhanh tại các thị trường này dẫn đến một sự cạnh tranh và thiếu hụt về nguồn nhân lực có kỹ năng. So với các CEO toàn cầu, các CEO ASEAN cũng chú trọng hơn tới sự phát triển bền vững và coi đó là phẩm chất lãnh đạo quan trọng thứ hai. Điều đó giải thích lý do tại sao các CEO ASEAN có quan ngại về vấn đề môi trường và xã hội. Các CEO ASEAN rất mong muốn được sử dụng nguồn nhân lực một cách tối ưu nhất, và qua đó có thể phát triển một môi trường ổn định hơn./.
Quỳnh Nga
.
Theo: http://www.baomoi.com