Diem yeu cua nha quan ly goc ky thua

GÓT CHÂN ACHILLES CỦA NHÀ QUẢN LÝ

28/10/2019

TS. Vũ Thế Dũng – Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa TP.HCM chia sẻ một số điểm yếu (gót chân Achilles) mà các nhà quản lý thường hay gặp phải. Đặc biệt là các nhà quản lý xuất thân từ khối kỹ thuật.

1. Đao to búa lớn

Đao to búa lớn nhưng thực ra nội hàm không có gì. Có thể dẫn một số phát biểu sau: Cần phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, bán cái họ cần chứ đừng bán cái mình có, phải tái định vị lại thương hiệu…Nếu hỏi sâu và cụ thể trong trường hợp bạn đang làm thế nào là hiểu khách hàng tường tận, cái gì là cái họ cần, và thương hiệu tái định vị là thế nào, hầu hết không thể đưa ra 1 câu trả lời cụ thể, ngắn gọn. Rất vô vị!

Điểm yếu của nhà quản lý gốc kỹ thuật

2. Chưa hiểu rõ khái niệm căn bản

Không hiểu rõ các khái niệm và lý thuyết căn bản. Rất nhiều bạn (kể cả các bạn đã đi làm nhiều năm) cứ nói vanh vách đủ thứ như 4P, SWOT, PEST, lạm phát, cung cầu, định vị, phân khúc, thị trường mục tiêu, giá trị, thương hiệu, chiến lược…nhưng thực sự mức độ hiểu chính xác về các khái niệm này của các bạn không hơn mức thông thường của người bình dân. Nghĩa là các bạn đi học, nhưng vẫn giữ cách hiểu thông thường về các khái niệm này vì chúng xuất hiện ở khắp nơi, nên bạn tưởng bạn hiểu. Và vì tưởng mình hiểu nên không chịu thực sự học. Thế nên dù đã tốt nghiệp chuyên ngành quản lý thì nhiều khi cũng chưa nắm rõ các khái niệm cơ bản nhất. Thế nên hầu như các bạn chỉ nói lung tung thì được nhưng nói cụ thể, chính xác, có kế thừa, có phát triển về khái niệm (thực tiễn và lý thuyết) thì gần như không thể. Các tranh luận vì thế có chất lượng rất thấp. Hiệu quả công việc chắc chắn cũng ở mức thấp.

3. Kết hợp các mô hình, lý thuyết

Mức khái niệm đơn lẻ chưa nắm rõ, thì sẽ càng khó khăn hơn để có thể nắm được 1 lý thuyết hoàn chỉnh, và sẽ lại càng khó nữa để kết hợp các lý thuyết quản trị với nhau để giải quyết 1 tình huống quản trị thực tiễn. Bao nhiêu bạn có thể kết hợp các lý thuyết về hành vi mua, vòng đời sản phẩm, truyền thông (AIDA cho đơn giản) để xây dựng một chiến lược truyền thông tích hợp nhằm bán sản phẩm?

4. Yếu tư duy chiến lược

Vì lý thuyết hổng, nên tư duy tích hợp và tư duy chiến lược rất ít; hầu hết khi hỏi về marketing hay kinh doanh sẽ nói vanh vách các thuật ngữ như trên sau đó thì chỉ ra là bây giờ phải tạo fanpage, phải làm social media, phải digital marketing…nhưng nếu hỏi kỹ thì sẽ không thể kết nối các thành phần này và cũng chẳng thể giải thích tại sao làm như thế; đơn giản chỉ là thấy người khác làm thì làm, hoặc từ kinh nghiệm bản thân…vốn chưa chắc là 1 kinh nghiệm thành công!

5. Hay bao biện

Một lỗi nữa là, rất hay bao biện, khi người khác góp ý thì một số bạn chỉ thích chống chế, bao biện mà không chịu lắng nghe. Hỏi câu A thì trả lời tận Z, nhưng A thì nhứt quyết không trả lời.

Mình không vơ đũa cả nắm, mình chỉ quan sát từ sinh viên, học viên cao học, các ứng viên mà mình phỏng vấn, và một số doanh nghiệp mình làm việc chung. Tỷ lệ mắc các lỗi trên khá phổ biến. Tất nhiên các bạn có rất nhiều ưu điểm như tư duy hoạt bát, linh hoạt, thích cái mới…nhưng rất cần chú ý các vấn đề nêu trên. Hãy đi từ gốc. Nói đâu rõ và đúng đó, không cần nói nhiều mà vô nghĩa. 

MBA-MCI Program

Related News

THÔNG BÁO THAY ĐỔI EMAIL TƯ VẤN TUYỂN SINH

THÔNG BÁO THAY ĐỔI EMAIL TƯ VẤN TUYỂN SINH

Từ ngày 01/11/2024, Chương trình MBA-MCI chính thức sử dụng email Tư vấn Tuyển sinh: mbamci_admission@hcmut.edu.vn. Các ứng viên quan tâm đến chương trình MBA-MCI có thể liên hệ email trên hoặc hotline chương trình: 03.3366.1414 để được tư vấn nhận được các thông tin...

KẾT NỐI VÀ CỘNG HƯỞNG GIÁ TRỊ TỪ CỘNG ĐỒNG MBA-MCI

KẾT NỐI VÀ CỘNG HƯỞNG GIÁ TRỊ TỪ CỘNG ĐỒNG MBA-MCI

MBA-MCI NETWORKING EVENT - Sự kiện kết nối dành cho cộng đồng học viên, cựu học viên và các ứng viên đang quan tâm đến chương trình MBA-MCI. Cùng MBA-MCI tham gia chương trình BKA-SIM MENTORING Mùa 2 góp phần tạo ra những giá trị to lớn, giúp cộng đồng cựu sinh viên...