Hậu Covid-19: Đã đến lúc các doanh nghiệp cần phải thúc đẩy số hóa

26/07/2022

Đại dịch bùng nổ trên toàn cầu, hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức, thay đổi để tiếp tục phát triển hoặc giậm chân tại chỗ và thất bại. Có thể thấy, sự thay đổi lớn nhất đã và đang diễn ra trong nhiều doanh nghiệp chính là sự chuyển giao trong hình thức, và môi trường làm việc của nhân viên, mọi thứ đều chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến, và buộc phải có sự can thiệp của kỹ thuật số. 

Sự tham gia của các thiết bị công nghệ vào đa số các quy trình của doanh nghiệp, từ Marketing, nhân sự, đến cách thức vận hành đã cho thấy đến lúc các doanh nghiệp cần phải thúc đẩy số hóa và xem nó như một chiến lược quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp hậu đại dịch.

Ảnh: Tweak your biz

Trong bài viết “Giải quyết những ảnh hưởng của Covid-19: Tương lai của công việc đang chuyển hóa như thế nào về công việc của chúng ta, nguồn lao động và môi trường làm việc” của một trong những chuyên trang về kế toán và tư vấn lớn nhất thế giới – Deloitte, đã chỉ ra rằng: “Xu hướng mới trong công việc đã dẫn đến những tổ chức “mở”, liên đới với những nền tảng công nghệ, cho phép nhân viên làm việc bất cứ khi nào và bất kỳ đâu. Những sự thay đổi này đang ảnh hưởng rất nhiều nền công nghiệp cũng như những tiến bộ trong công nghệ đang căn bản thay đổi bản chất của công việc”.

Việc áp dụng “số hóa” vào mô hình doanh nghiệp sẽ làm thay đổi về công việc, nguồn nhân lực và môi trường làm việc trong tương lai. Cụ thể là, con người và máy móc sẽ thực hiện những công việc mà mỗi bên làm tốt nhất theo kĩ năng sẵn có và sau đó tương tác lẫn nhau để tạo nên thành phẩm hoàn hảo cuối cùng. Bên cạnh đó, môi trường làm việc mới chắc chắn sẽ có sự pha trộn giữa hình thức làm việc truyền thống và làm việc từ xa, điều này giúp nhân sự có thể linh hoạt trong hình thức làm việc, và thời gian làm việc. Một số nền tảng và công cụ làm việc online như: Hub staff, Dropbox, Slim CRM, … sẽ chính là chiếc “cẩm nang” hỗ trợ các nhà quản trị nhân sự, cũng như các sếp có thể theo dõi quá trình làm việc từ xa của nhân viên.

Việc bắt đầu tích hợp “số hóa” vào trong mô hình doanh nghiệp, cũng được GS. Andreas Hinz đề cập đến trong buổi học “Digital Entrepreneurship” của chuỗi khóa học ngắn hạn “Leading in the new normal” được tổ chức bởi chương trình MBA-MCI, về mô hình 11 yếu tố trong cơ cấu sinh thái doanh nghiệp được thể hiện cụ thể như bên dưới đây: 

Để thực hiện quá trình “số hóa” là một bài toán không dễ dàng cho doanh nghiệp, dưới đây là 5 bước thúc đẩy “số hóa” nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể hơn:

1. Bắt đầu từ vị trí của bạn và lan rộng ra toàn doanh nghiệp

Hãy chủ động khám phá, tìm tòi những hướng đi mới cho công việc, nhanh chóng xây dựng kế hoạch số hóa dựa trên những điều mà bạn tìm được.

2. Thấu hiểu khả năng về kỹ thuật số mà bạn cần để đạt được thành công trong FOW (Future Of Work)

Truy cập các cách làm việc có sự tham gia của kỹ thuật số, và các công nghệ kỹ thuật số hiện nay đang được nghiên cứu, nhằm quyết định làn sóng tự động hóa tiếp theo và những khả năng tổ chức bạn cần để phát triển.

3. Khám phá trải nghiệm của nhân viên

Phân tích những phương thức làm việc mà nhân viên của bạn đang kết nối và môi trường làm việc của họ. Điều này sẽ giúp bạn quyết định những quy tắc tổ chức, cấu trúc team, và các khả năng để cải thiện và mở rộng quy mô.

4. Áp dụng những gì bạn học được vào thực tiễn kết hợp với thiết bị công nghệ

Rút kinh nghiệm từ những đánh giá này (kỹ thuật số và con người) và thực hiện các cải tiến mong muốn.

5. Đo lường sự thành công của bạn bằng dữ liệu để đảm bảo sự tiếp tục trong việc đổi mới.

Khi bạn thực hiện các phương pháp FOW (Future Of Work), cần áp dụng các số liệu để đánh giá sự thành công và những bài học cần rút ra.

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc áp dụng kỹ thuật số vào mô hình doanh nghiệp trong hầu hết mọi lĩnh vực từ tiếp thị quảng cáo, quản trị nguồn nhân lực đến hình thức làm việc của nhân viên đã trở thành một vấn đề quan trọng, và đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải tiếp thu, và linh hoạt áp dụng chúng. Chính vì vậy, mà tầm ảnh hưởng của kỹ thuật số trong doanh nghiệp cũng trở thành chủ đề chính trong chuỗi khóa học ngắn hạn vừa qua của chương trình MBA-MCI “Leading in the new normal”.

GS. Andreas Hinz đang chia sẻ về chủ đề Khởi nghiệp số hóa trong buổi học “Digital Entrepreneurship” của chuỗi khóa học ngắn hạn “Leading in the new normal”

Chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh MBA-MCI là chương trình MBA liên kết giữa Đại học Bách khoa và trường Đại học Khoa học ứng dụng và Nghệ thuật Tây Bắc Thụy Sĩ. Chương trình được giảng dạy 100% bằng Tiếng Anh với đội ngũ giảng viên là giáo sư và các cố vấn doanh nghiệp quốc tế đã có kinh nghiệm lâu năm trong các lĩnh vực trên, trong đó giảng viên nước ngoài là khoảng 65%. 

Chương trình MBA-MCI được thành lập từ năm 2006. Đây là chương trình MBA tiên phong về tư vấn quản trị – đổi mới sáng tạo – khởi nghiệp tại Việt Nam.

_____

Thời gian khai giang dự kiến: tháng 10/2022

VĂN PHÒNG ĐÀO TẠO QUỐC TẾ (OISP)

🏢 Địa chỉ: Phòng 401, tòa nhà A4, trường ĐH Bách Khoa – TP.HCM, 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10.

☎️ SĐT: +84 28 7300 4183 hoặc Hotline: +84 907 693 911

📧 Email: info @mba-mci.edu.vn

🔍 Website: https://mba-mci.edu.vn/

Related News

THÔNG BÁO THAY ĐỔI EMAIL TƯ VẤN TUYỂN SINH

THÔNG BÁO THAY ĐỔI EMAIL TƯ VẤN TUYỂN SINH

Từ ngày 01/11/2024, Chương trình MBA-MCI chính thức sử dụng email Tư vấn Tuyển sinh: mbamci_admission@hcmut.edu.vn. Các ứng viên quan tâm đến chương trình MBA-MCI có thể liên hệ email trên hoặc hotline chương trình: 03.3366.1414 để được tư vấn nhận được các thông tin...

KẾT NỐI VÀ CỘNG HƯỞNG GIÁ TRỊ TỪ CỘNG ĐỒNG MBA-MCI

KẾT NỐI VÀ CỘNG HƯỞNG GIÁ TRỊ TỪ CỘNG ĐỒNG MBA-MCI

MBA-MCI NETWORKING EVENT - Sự kiện kết nối dành cho cộng đồng học viên, cựu học viên và các ứng viên đang quan tâm đến chương trình MBA-MCI. Cùng MBA-MCI tham gia chương trình BKA-SIM MENTORING Mùa 2 góp phần tạo ra những giá trị to lớn, giúp cộng đồng cựu sinh viên...