Triết lý kinh doanh của ông chủ IKEA

Triết lý kinh doanh của ông chủ IKEA: Để trở nên vĩ đại, đơn giản hãy làm thật tốt từ những việc nhỏ bé nhất

23/10/2019

Nghĩ về mục tiêu lớn, nhưng hãy làm thật tốt từ những việc nhỏ nhất.

IKEA 01
Triết lý kinh doanh của ông chủ IKEA: Để trở nên vĩ đại, đơn giản hãy làm thật tốt từ những việc nhỏ bé nhất

Vào đầu những năm 40 của thế kỷ trước, một cậu bé lớn lên tại một hạt nhỏ thuộc Almhult, miền Nam Thụy Điển. Lúc đó, chẳng ai biết đến cậu nhưng chỉ vài năm sau, cậu đã có tầm ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Cậu bé đã bận rộn với dự án đơn giản. Cậu phát hiện ra rằng mình có thể mua diêm với số lượng lớn từ Stockholm, nơi chỉ cách thị trấn nhỏ của cậu vài tiếng chạy xe. Cậu có thể mua được diêm với giá rẻ, bán với giá hợp lý mà vẫn thu được lợi nhuận cao.

Không lâu sau, cậu đạp xe quanh thành phố và bán từng hộp diêm đến từng người cần chúng. Khi bán diêm đã tốt, cậu bắt đầu mở rộng hoạt động của mình. Cậu đã bán thêm cá, đồ trang trí Giáng sinh, hạt giống, bút bi và bút chì. Vài năm sau, cậu bé bắt đầu bán đồ nội thất.

Cậu bé này có tên là Ingvar Kamprad và khi cậu 17 tuổi, cậu đã đặt tên cho công ty của mình là IKEA.

Vào năm 2013, IKEA đã tạo ra doanh thu 37 tỷ USD. Đó thật sự đang ngạc nhiên khi ông chủ của công ty khởi đầu chỉ với vài bao diêm.

Bán diêm và tạo dựng kỹ năng

Tất cả mọi người đều bị ám ảnh bởi việc xây dựng IKEA của họ. Chẳng ai chịu tập trung vào bán vài bao diêm. Chúng ta đang sống trong xã hội coi trọng kỹ năng nhưng mọi người lại bị ám ảnh bởi kết quả. Vấn đề ở đây là bạn sẽ dễ bị tập trung quá vào kết quả trong khi bạn nên tập trung vào việc xây dựng kỹ năng.

Doanh nhân vào chẳng muốn công ty mình tạo ra 37 tỷ USD mỗi năm. Ingvar Kamprad bắt đầu bằng việc xây dựng bộ kỹ năng của mình. Ông bắt đầu bằng việc bán từng bao diêm một. Ông tập trung vào một vấn đề nhỏ và sau đó sử dụng những kỹ năng đã có để giải quyết vấn đề lớn hơn.

IKEA 02

Tập trung làm việc tốt trước khi muốn làm việc lớn

Ingvar Kamprad tập trung vào làm tốt những việc hiện tại trước khi mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình.

Rất nhiều người muốn làm việc lớn nhiều hơn là làm tốt công việc hiện tại của họ. Một nhiếp ảnh gia trẻ muốn ảnh được đăng tại National Geographic hay chiến thắng tại cuộc thi ảnh tầm cỡ, chứ không muốn chỉ là một thợ chụp ảnh quèn trau dồi kinh nghiệm. Một nhà văn mới muốn nằm trong danh sách best-selling nhưng lại chẳng chịu cố gắng trở thành chuyên gia viết lách.

Nếu chỉ chăm chăm muốn đạt được kết quả, bạn sẽ dễ phân tâm, không làm đủ khối lượng công việc để có được những kỹ năng cần thiết. Quá trình này còn quan trọng hơn nhiều so với mục tiêu. Điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn khởi đầu. Hãy tập trung vào làm tốt những việc nhỏ trước khi muốn làm đươc những việc lớn.

Trong một nghiên cứu về hơn 70 nhà soạn nhạc nổi tiếng đã tiết lộ rằng: Không một ai trong những thiên tài âm nhạc viết ra được đoạn nhạc nổi tiếng nào trong 10 năm đầu của sự nghiệp. Giai đoạn này ít được công nhận và nững khó khăn được xem như “10 năm im lặng”. Nó có vẻ rất giống giai đoạn mà Ingvar Kamprad dành để bán diêm.

Hãy nghĩ về những điều bạn muốn trở nên xuất sắc và bạn có thể bắt đầu bán diêm như thế nào.

Mai Lâm – Theo Trí Thức Trẻ

Related News

THÔNG BÁO THAY ĐỔI EMAIL TƯ VẤN TUYỂN SINH

THÔNG BÁO THAY ĐỔI EMAIL TƯ VẤN TUYỂN SINH

Từ ngày 01/11/2024, Chương trình MBA-MCI chính thức sử dụng email Tư vấn Tuyển sinh: mbamci_admission@hcmut.edu.vn. Các ứng viên quan tâm đến chương trình MBA-MCI có thể liên hệ email trên hoặc hotline chương trình: 03.3366.1414 để được tư vấn nhận được các thông tin...

KẾT NỐI VÀ CỘNG HƯỞNG GIÁ TRỊ TỪ CỘNG ĐỒNG MBA-MCI

KẾT NỐI VÀ CỘNG HƯỞNG GIÁ TRỊ TỪ CỘNG ĐỒNG MBA-MCI

MBA-MCI NETWORKING EVENT - Sự kiện kết nối dành cho cộng đồng học viên, cựu học viên và các ứng viên đang quan tâm đến chương trình MBA-MCI. Cùng MBA-MCI tham gia chương trình BKA-SIM MENTORING Mùa 2 góp phần tạo ra những giá trị to lớn, giúp cộng đồng cựu sinh viên...