startup_feature

Những loại hình startup mà bất kỳ ai cũng nên đọc nếu không muốn chuốc lấy thất bại

07/12/2021

Dưới đây là 5 loại hình khởi nghiệp mà một nhà hoạch định chiến lược cần quan sát và tìm hiểu để có thể lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp.

1. Khởi nghiệp kiểu doanh nghiệp nhỏ (small business startups): Có một thực tế đó là hầu hết các startup hiện tại đều là doanh nghiệp nhỏ lẻ, với các ngành nghề quen thuộc như công ty lữ hành, tiệm sửa chữa, cửa hàng mặt tiền (storefronts). Các startup này thường khó trở nên nổi tiếng, nhưng họ cũng làm việc tích cực như bất cứ startup nổi tiếng nào và là một phần không thể nào thiếu trong kinh tế. Thường mục tiêu của chủ doanh nghiệp là kiếm đủ tiền nuôi gia đình.

2. Doanh nghiệp phong cách sống (lifestyle startups): doanh nghiệp phong cách sống là loại hình doanh nghiệp được thành lập và điều hành bởi một/nhiều người với mục đích duy trì một mức thu nhập ổn định; nhằm tạo ra nền tảng để người sáng lập có thể tận hưởng lối sống riêng của mình, đồng thời thu hút một số lượng khách hàng khác sẵn sàng trả tiền để sử dụng các dịch vụ hoặc sản phẩm theo phong cách đó.

Pewdiepie – chàng trai xây dựng cho mình cả một đế chế Youtube với 109 triệu subscribers

3. Khởi nghiệp chuyển nhượng (buyable startups): Mục đích chính của các doanh nghiệp chuyển nhượng là nuôi lớn ý tưởng rồi bán lại cho các tập đoàn lớn. Kiểu startup này thường xuất hiện trong ngành ứng dụng web và di động. Chi phí khởi nghiệp cho các dự án này ít hơn nhiều so với dạng truyền thống, có những doanh nghiệp thậm chí còn không tìm các nhà đầu tư mạo hiểm để đầu tư cho startup của mình.

4. Khởi nghiệp hướng xã hội (social startups): Khác với các loại khởi nghiệp còn lại, mục đích thúc đẩy của khởi nghiệp hướng xã hội không phải là doanh thu hay lợi nhuận mà là những ý niệm mạnh mẽ hơn như việc khiến thế giới trở nên tốt đẹp. Điều này không có nghĩa là họ không hứng thú vào việc tạo dựng danh tiếng hay kiếm lợi nhuận. Cũng có những doanh nghiệp chú trọng vào việc kiến tạo sự thịnh vượng, giàu có.

5. Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng (scalable startups): kiểu khởi nghiệp này khác biệt rất nhiều so với khởi nghiệp kiểu doanh nghiệp nhỏ, dù cả hai đều có bắt đầu khiêm tốn. Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhắm đến mục tiêu cao hơn, họ tin rằng họ có thể thay đổi thế giới, và ví dụ rõ ràng nhất do khởi nghiệp kiểu này lad Facebook, Twitter, Spotify,… Các doanh nghiệp này tập trung vào các concept đơn giản nhưng mạnh mẽ, và họ luôn tìm kiếm đầu tư để tăng tiền vốn cho ý tưởng của họ

Chỉ với 1 chức năng chính – stream nhạc, ông lớn Spotify đã thay đổi cả ngành công nghiệp âm nhạc  

Chương trình MBA-MCI tập trung vào tư vấn Quản trị – Khởi nghiệp – Đổi mới sáng tạo sẽ mang đến cho học viên những bài học và kỹ năng cần thiết để giúp một nhà lãnh đạo có thể hoàn thiện các kỹ năng để thích nghi và hạn chế những rủi ro khi khởi nghiệp.

Related News

THÔNG BÁO THAY ĐỔI EMAIL TƯ VẤN TUYỂN SINH

THÔNG BÁO THAY ĐỔI EMAIL TƯ VẤN TUYỂN SINH

Từ ngày 01/11/2024, Chương trình MBA-MCI chính thức sử dụng email Tư vấn Tuyển sinh: mbamci_admission@hcmut.edu.vn. Các ứng viên quan tâm đến chương trình MBA-MCI có thể liên hệ email trên hoặc hotline chương trình: 03.3366.1414 để được tư vấn nhận được các thông tin...

KẾT NỐI VÀ CỘNG HƯỞNG GIÁ TRỊ TỪ CỘNG ĐỒNG MBA-MCI

KẾT NỐI VÀ CỘNG HƯỞNG GIÁ TRỊ TỪ CỘNG ĐỒNG MBA-MCI

MBA-MCI NETWORKING EVENT - Sự kiện kết nối dành cho cộng đồng học viên, cựu học viên và các ứng viên đang quan tâm đến chương trình MBA-MCI. Cùng MBA-MCI tham gia chương trình BKA-SIM MENTORING Mùa 2 góp phần tạo ra những giá trị to lớn, giúp cộng đồng cựu sinh viên...