Thí sinh Swiss Innovation 2015: Sẵn sàng bước vào thử thách

24/03/2015

Tối 12/3, tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, GS. TS. Rolf-Dieter Reineke đã có buổi giới thiệu cuộc thi Swiss Innovation 2015 và chia sẻ một số kinh nghiệm, phương pháp trình bày hiệu quả cho các học viên MBA-MCI tham dự cuộc thi này.

IMG 8670

Chị Bảo Hân, Intake 2014 – 2016 đang trình bày thử phần dự thi của nhóm mình

Đại diện phía trường đối tác, ĐH Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thuỵ Sĩ (FHNW), sang tập huấn lần này là ông Rolf-Dieter Reineke, giám đốc chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Tư vấn Quản lý Quốc tế (MBA-MCI).

Trong năm đầu tiên tổ chức, Swiss Innovation 2015 đã thu hút hơn 160 nhóm thí sinh đến từ Thuỵ Sĩ, Pháp, Đức, Kenya, Ethiopia, Việt Nam…

Cuộc thi gồm ba vòng: (1) Phác thảo và trình bày ý tưởng đổi mới doanh nghiệp; (2) Biến ý tưởng thành kế hoạch; (3) Đánh bóng kế hoạch.

Tại buổi tập huấn, thông qua những đoạn slide, clip sống động, các thí sinh Việt Nam đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm đáng quý từ thí sinh nước bạn.

Ông Reineke nhấn mạnh ba tiêu chí trụ cột để đánh giá một bài thuyết trình có thành công hay không, đó là: tính đổi mới, tính triển vọng, phần trình bày. Ngoài ra, ông không quên chia sẻ các tips để phần trình bày thật hoàn hảo trước Ban Giám khảo, bao gồm:

–          Định dạng rõ ràng, dễ hiểu, kèm theo hình ảnh và đồ thị minh hoạ

–          Ý tưởng thật cụ thể

–          Ngắn gọn nhưng thuyết phục

–          Chứng minh tính khác biệt của ý tưởng

–          Khối tài sản, lợi nhuận sẽ nảy sinh từ ý tưởng đó

–          Trình bày theo thời khắc biểu: bước kế tiếp sẽ là gì?

Đừng nói quá nhiều trong một hơi; nên có những đoạn ngừng nghỉ, nhấn nhá âm giọng; luôn chú ý đến thái độ của người nghe; trình bày ngắn gọn, súc tích, tránh dông dài – đó là một số lưu ý của ông Reineke dành cho học viên MBA-MCI Việt Nam.

Theo ông, Swiss Innovation 2015 là sáng kiến của FHNW nhằm tìm kiếm những ý tưởng cải tiến doanh nghiệp với nhiều giải thưởng hấp dẫn và các chương trình huấn luyện đi kèm bài bản. Thử thách này mở ra cơ hội thi triển các giải pháp sáng tạo doanh nghiệp, cải tiến sản phẩm, đổi mới tổ chức, hệ thống quản trị… cho những cá nhân, tập thể đang hoạt động trong các tổ chức, doanh nghiệp. Thành phần Ban Giám khảo sẽ bao gồm các đại diện từ FHNW, Phòng Thương mại Baselland (Thuỵ Sĩ), Ngân hàng Cantonal Baselland (Thuỵ Sĩ). Cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải nhất trị giá 20.000 franc Thuỵ Sĩ, hai giải nhì mỗi giải trị giá 5.00 franc Thuỵ Sĩ.

Ban Tổ chức cho hay họ tạo điều kiện tối đa để các thí sinh phát huy tài năng và thể hiện ý tưởng của mình thông qua đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp, các chương trình huấn luyện, buổi thực hành, sự kiện networking…

Trong tâm thế hào hứng cho vòng thi đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 27/3 tới, anh Nguyễn Tăng Phong, học viên MBA-MCI khoá V (hiện đang công tác trong lĩnh vực nhà hàng), cho biết động lực khiến anh tham dự cuộc thi này chính là khao khát mang tinh hoa ẩm thực, văn hoá và con người Việt Nam ra thế giới.

“Nếu chinh phục được thử thách, nhóm chúng tôi sẽ góp phần tạo dấu ấn cho các doanh nghiệp trẻ Việt Nam trên đấu trường quốc tế, khuyến khích các doanh nghiệp trẻ trong nước mạnh dạn thi thố và phát huy năng lực trong những cuộc thi bổ ích và thú vị thế này” – anh Phong chia sẻ thêm sau phần thuyết trình thử khá ấn thu hút trước đại diện trường FHNW.

Đến từ Better Work, chị Lê Vũ Bảo Hân, học viên MBA-MCI khoá VI, chọn chính lĩnh vực mà chị đang công tác làm đề tài dự thi: tư vấn giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp – đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Bởi theo chị, SMEs tạo công ăn việc làm cho 66% người lao động cả nước, đóng góp gần 55% GDP cả nước, song lại chưa mặn mà với các dịch vụ tư vấn giải pháp doanh nghiệp.

“Họ chỉ tìm tới nhà tư vấn khi thực sự gặp vấn đề nghiêm trọng” – chị Hân lý giải. “Điều này thúc đẩy tôi nảy sinh ý tưởng hình thành một hub, nơi tập trung và quản lý toàn bộ dữ liệu liên quan đến SMEs, đồng thời là không gian để SMEs trao đổi, thiết lập các mối quan hệ làm ăn mới”.

Download bộ tài liệu hướng dẫn tại đây

Bên cạnh Swiss Innovation 2015, FHNW còn thiết kế cuộc thi Swiss NEXT 2015 dành riêng cho các công ty hoặc cá nhân muốn tiếp quản hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tại http://next.swiss-challenge.org.

Related News

Vực dậy tinh thần đồng đội – Một trong những phương pháp hữu ích giúp doanh nghiệp vượt qua thất bại

Vực dậy tinh thần đồng đội – Một trong những phương pháp hữu ích giúp doanh nghiệp vượt qua thất bại

Với doanh nghiệp khi gặp phải những vấn đề như: ý tưởng kinh doanh đầu tiên gặp thất bại, nội bộ mâu thuẫn, sản phẩm không thể đến tay người tiêu dùng... Khi đó, vai trò của nhà lãnh đạo rất quan trọng, thay vì chỉ nhắc về những lỗi lầm mà mọi người mắc phải thì hãy...

Consulting Cafe #69: “Design Thinking for Innovation”

Consulting Cafe #69: “Design Thinking for Innovation”

Trong tháng 4 vừa qua, chương trình MBA-MCI đã tổ chức buổi Consulting Cafe #69 với chủ đề “Design Thinking for Innovation” với sự tham gia của GS. TS Rolf-Dieter Reineke và PGS.TS. Trương Quang Vinh nhằm chia sẻ những thông tin hữu ích giúp cho các khách mời tìm...

VỚI TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI, NHỮNG CON NGƯỜI BÌNH THƯỜNG ĐÃ TẠO RA TÁC ĐỘNG ĐẾN TOÀN THẾ GIỚI.

VỚI TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI, NHỮNG CON NGƯỜI BÌNH THƯỜNG ĐÃ TẠO RA TÁC ĐỘNG ĐẾN TOÀN THẾ GIỚI.

Rủi ro là một phần trong tăng trưởng và thành công của doanh nghiệp. Chắc hẳn các bạn đều biết đến câu nói nổi tiếng gắn liền với Henry Ford: “Nếu tôi hỏi mọi người rằng họ muốn gì, thì chắc chắn họ sẽ đáp những con ngựa phi nhanh hơn”. Và tất cả chúng ta đều biết...