Diễn giả
Giảng viên của trường Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy các chương trình về quản lý và kinh tế.
Giám đốc Chăm sóc Khánh hàng, Philips Lighting Vietnam.
Nội dung
Theo kết quả thống kê Global Crisis Survey 2019 của PWC, 69% các nhà lãnh đạo của hơn 2,000 doanh nghiệp toàn cầu đã trải qua ít nhất một khủng hoảng doanh nghiệp trong 5 năm qua. Có thể nói khủng hoảng doanh nghiệp là điều tất yếu, không một doanh nghiệp nào có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng.
Rất hiếm có doanh nghiệp nào lập kế hoạch cho những sai lầm nhưng chúng vẫn diễn ra và thường rơi vào những thời điểm tồi tệ nhất của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy dù doanh nghiệp có được quản lý tốt thì khi một cuộc khủng hoảng xảy ra sẽ khiến cho mọi thứ bị đình trệ, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ – nguồn lực không đầy đủ thường khiến họ không có khả năng xử lý và và đương đầu với khủng hoảng. Hậu quả của việc không thể xử lý khủng hoảng là phản ứng dữ dội của khách hàng, doanh thu giảm, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận và làm giảm uy tín của công ty. Các chủ doanh nghiệp nhỏ phải đặc biệt cảnh giác vì hầu hết đều lầm tưởng rằng với quy mô nhỏ thì công ty nhỏ sẽ khó bị khủng hoảng.
Cũng theo khảo sát của PwC, 42% doanh nghiệp đối đầu với khủng hoảng lớn đã vực dậy nhanh chóng và tăng trưởng sau khi giải quyết khủng hoảng.
-
Vậy liệu có phải tất cả các khủng hoảng đều tác động xấu đến doanh nghiệp?
-
Làm sao doanh nghiệp nhận biết những tín hiệu của khủng hoảng?
-
Làm sao quản lý khủng hoảng một cách hiệu quả?
Cùng chuyên gia tư vấn về tái cấu trúc doanh nghiệp của chương trình MBA-MCI đi tìm câu trả lời cho bài toán quản lý khủng hoảng trong Consulting Café #65 “Typical crisis in business and how to lead?”