Trong giai đoạn bình thường mới như hiện nay, đứng trước những thách thức và một loạt rủi ro vẫn chưa thể xác định hết, các nhà lãnh đạo buộc phải quan tâm đến việc doanh nghiệp của họ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và họ phải làm gì tiếp theo. Trong một buổi chia sẻ về xu hướng lãnh đạo của mình, GS. Pieter Jan Perrett – chuyên gia cố vấn với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và quản lý dự án cho Công ty Tư vấn Quốc tế tại Thụy Sĩ hiện đang là giảng viên khoa Kinh doanh tại Đại học Khoa học Ứng dụng và Nghệ thuật Tây Bắc Thụy Sĩ đã chia sẻ những xu hướng lãnh đạo nào mà lãnh đạo các doanh nghiệp cần quan tâm để có thể giúp doanh nghiệp của mình tồn tại và phát triển.
GS. Pieter Jan Perrett giảng dạy về chủ đề “Thay đổi phương pháp lãnh đạo” trong buổi học “Leadership trends in the new normal” của chuỗi khóa học ngắn hạn “Leading in the new normal”
Đứng trước những vấn đề đó, người lãnh đạo cần nhận ra đâu là “nguồn cảm hứng” và động lực để giúp mình đưa doanh nghiệp vượt qua những khó khăn hiện tại. Từ đó họ cần có sự thay đổi về cách thức lãnh đạo để có thể đưa ra kế hoạch và phương án cụ thể để giúp họ giải quyết những thách thức đó. Lúc này, một nhà lãnh đạo sáng suốt phải tìm ra cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp nhất, đem đến nhiều thành công cho doanh nghiệp mình.
Cũng trong phần chia sẻ của mình, GS. Pieter Jan Perrett đã giới thiệu về phong cách lãnh đạo độc tài, một xu hướng lãnh đạo gắn liền với những tên tuổi như Steve Jobs, Bill Gates hay Jeff Bezos,… khiến mọi người phải khâm phục. Không thể phủ nhận những ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc tài đã mang đến thành công cho các tập đoàn Apple, Microsoft, Amazon tuy nhiên cũng tồn tại không ít khuyết điểm như: dễ dẫn đến sự bất đồng quan điểm và phẫn nộ giữa các thành viên trong nhóm, hay với ính chất độc đoán của người đứng đầu có thể loại bỏ các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, như vậy sẽ làm tổn hại đến thành công chung của nhóm.
Tuy nhiên, bên cạnh thành công trong giai đoạn đầu thì sau đó Rocket Internet cũng bắt đầu đi xuống vì một số nguyên nhân như sự khắt khe trong quy tắc lãnh đạo, mà đặc biệt là chiến lược “bạn sẽ không muốn tôi đến thăm” của Oliver Samwer đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều nhân viên thuộc tập đoàn này. Với lý do không thích thái độ và khả năng làm việc của nhân viên mỗi khi Oliver đến thăm công ty, ông đã sa thải hàng loạt nhân sự. Bên cạnh đó, việc quản lý hàng loạt công ty đã dẫn đến sự tuyển dụng ồ ạt ở các vị trí cấp cao, những nhà quản lý thiếu kinh nghiệm vào sai vị trí đã khiến Rocket ngày càng tuột dốc. Ngoài ra một nguyên nhân nữa khiến nhiều nhân viên của Rocket không thực sự gắn bó với doanh nghiệp là công ty hiếm khi trả cổ phiếu cho người lao động trong công ty, thậm chí đối với cả những công thần làm nên thành công cho các dự án của hãng.
Nhìn chung không có phong cách lãnh đạo nào là hoàn toàn mang đến giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cần phải nhận ra những hạn chế của phương pháp lãnh đạo mà mình đang sử dụng và có cách khắc phục nhằm mang lại hiệu quả tối đa.