Nghề nhân sự: ghi nhớ nguyên tắc 70:20:10

31/10/2019

Đó là chia sẻ của Chị Phan Thị Thu Hương, MBA – Senior HR Manager tại Schaeffler Việt Nam và Chị Nguyễn Tâm Thanh, Country HR Manager, Cargill Việt Nam.

mci 222
Từ phải qua trái:
– Chị Phan Thị Thu Hương, MBA – Senior HR Manager tại Schaeffler Việt Nam
Cựu học viên MBA-MCI
– Chị Nguyễn Tâm Thanh, Country HR Manager, Cargill Việt Nam.
– Anh Nguyễn Tăng Phong 
Cựu học viên MBA-MCI khóa 2013

Tại buổi chia sẻ chủ đề “Tạo đột phá trong quản lý nhân sự bằng đào tạo và phát triển”, Anh/Chị tham gia đã trao đổi rất cởi mở với hai diễn giả về nghề nhân sự. Đặc biệt là định hướng về đào tạo, phát triển.

• Đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của từng doanh nghiệp, không ai giống ai!

• Hãy nằm lòng nguyên tắc 70:20:10 trong đào tạo (training)
+ 70%: on-job training – tức các công tác đào tạo, hướng dẫn, huấn luyện được thực hiện trong công ty. Ví dụ như: training nội bộ, quy trình/quy định làm việc, kinh doanh; hướng dẫn trực tiếp cách làm việc, truyền kinh nghiệm làm việc
+ 20%: công tác coach/mentor. Tức lãnh đạo/quản lý trực tiếp hướng dẫn, định hướng, tạo cảm hứng cho nhân viên
+ 10%: là công tác training từ bên ngoài. Như các khóa học, chương trình đào tạo do đơn vị bên ngoài huấn luyện

• Khi đào tạo xong, cần đo được các chỉ số cụ thể mang lại.
+ Nếu là phòng Kinh doanh, sản xuất: đo rất dễ bằng doanh số (sales), hiệu quả sản xuất (productivity).
+ Các bộ phận khó đo hơn như admin, IT, support…: có thể đo bằng chỉ số cải thiện quy trình, giảm số lỗi trong quy trình thực hiện; Hoặc đo bằng gián tiếp thông qua doanh số, hiệu quả sản xuất

mci333
Anh Lê Minh Tuấn đặt câu hỏi cho diễn giả

Các doanh nghiệp cần chọn đơn vị đào tạo, tư vấn, thiết kế đào tạo thật kỹ lưỡng. Tốt nhất là những đơn vị uy tín, có chuyên gia trong các lĩnh vực tương ứng.

• Phân biệt khái niệm Buddy – Coach – Mentor trong công ty
+ Buddy: là người hướng dẫn (có thể cùng cấp hoặc một quản lý được chỉ định) để cầm tay chỉ việc, hướng dẫn quy trình/quy định
+ Coach: Thường là cấp quản lý trực tiếp. Sẽ kiểm soát công việc, giải thích, hướng dẫn giải pháp hiệu quả.
+ Mentor: Là người định hướng, tạo cảm hứng, tinh thần để đi lên. Người mentor có thể không liên quan đến business, nhưng mentor thường phải là chuyên gia, am hiểu, kinh nghiệm và từng trải

Ngoài ra, hai diễn giả – chuyên gia nhân sự cũng chia sẻ thêm về chủ đề tạo động lực, phối hợp với các phòng ban khác trong quá trình đào tạo.

MBA-MCI Program

Related News

TỌA ĐÀM CHIẾN LƯỢC KINH DOANH – CÁC TÌNH HUỐNG TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG

TỌA ĐÀM CHIẾN LƯỢC KINH DOANH – CÁC TÌNH HUỐNG TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG

- Thời gian: 8g30-11g00 Chủ nhật, ngày 6/10/2024 - Địa điểm: Hội trường B4, Cơ sở 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM - Nội dung tọa đàm: Thảo luận về chiến lược kinh doanh thông qua các tình huống thực tiễn Diễn giả: - Anh Kim Lê Huy (Cựu sinh viên Điện tử Viễn Thông...

CHÂN DUNG DIỄN GIẢ CONSULTING CAFE #75

CHÂN DUNG DIỄN GIẢ CONSULTING CAFE #75

GS. TS. Andreas Hinz là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn quản trị, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển bền vững. Ông hiện là Giám đốc Chương trình MBA-MCI tại Đại học Khoa học ứng dụng & Nghệ thuật Tây Bắc Thụy Sĩ (FHNW), đồng thời...