SPSS – “TRỢ THỦ” PHÂN TÍCH SỐ LIỆU BÁO CÁO KINH DOANH HIỆU QUẢ.

05/04/2022

Giao tiếp hiệu quả là một nhóm kỹ năng trong 13 nhóm được nhận định là kỹ năng thiết yếu dành cho nhân viên để phát triển nghề nghiệp (Theo McKinsey, tháng 6/2021). Giao tiếp không chỉ giới hạn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mà kỹ năng này là một công cụ rất hiệu quả trong kinh doanh, đàm phán, thỏa thuận hợp tác, hay ngay cả trong quản lý nhân sự hay phỏng vấn, đào tạo nguồn nhân lực. 

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả khi người nói hiểu được cách tổng hợp dữ kiện phù hợp, phân tích thực tế khách quan và đưa ra nhận định có căn cứ xác thực. Đặc biệt, trong Quản trị kinh doanh, hoạt động tổng hợp, phân tích dữ kiện ở nhiều trường hợp sẽ liên quan mật thiết đến phân tích số liệu. Một trong những công cụ hữu ích và phổ biến hỗ trợ cho hoạt động này chính là phần mềm SPSS.

1.SPSS là gì?

Phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính được thiết lập để hỗ trợ người dùng trong việc phân tích dữ liệu. Công cụ này được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1968 bởi SPSS Inc và sau đó được bán lại cho tập đoàn IBM vào năm 2009.

Ban đầu, SPSS được tạo ra với mục đích phục vụ cho việc phân tích dữ liệu khoa học và những ứng dụng của nó vào các lĩnh vực khoa học xã hội. Ngày nay, phần mềm này càng trở nên phổ biến hơn trong những nghiên cứu về kinh tế cũng như khoa học xã hội.

2. SPSS HAY MS-EXCEL?

Hiện nay, SPSS và Ms-Excel có thể được coi là hai công cụ phổ biến nhất trong việc phân loại và xử lý dữ liệu khá hiệu quả cho các bài báo cáo về số liệu hoặc các nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, giữa chúng cũng tồn tại một số điểm khác nhau khá nổi bật. Vậy, đâu sẽ là sự lựa chọn tối ưu hơn cho người dùng?

Nhìn chung, phần mềm SPSS có công suất làm việc tốt hơn Ms-Excel bởi vì SPSS cho phép người dùng tính toán và thao tác các dữ liệu theo những chỉ dẫn của IBM với tốc độ nhanh hơn và giao diện đẹp hơn. Trong khi đó, những chức năng chủ yếu của Ms-Excel là quản lý và lưu trữ dữ liệu theo những công thức tính toán đã được lập trình sẵn bởi Ms-Excel.

Ngoài ra, khi so sánh với Ms-Excel,  người dùng SPSS sẽ được trải nghiệm đa dạng những dịch vụ khác tốt hơn. Vì vậy, SPSS là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai thường phải tiến hành các bài báo cáo số liệu phức tạp. Bên cạnh đó, SPSS có thể cung cấp cho người dụng một giao diện, hình ảnh đồ họa cũng như phân tích dữ liệu tốt hơn, và nó làm việc với năng suất nhanh hơn Ms-Excel.

Do có sự hạn chế về mặt chức năng, Ms-Excel không đủ khả năng hỗ trợ người dùng trong những bài báo cáo số liệu phức tạp. Phần mềm này được cho là sẽ phù hợp hơn đối với những người dùng mới tiếp cận những bài báo cáo số liệu. 

Vì thế, nếu bạn muốn bài báo cáo của mình trở nên chuyên nghiệp hơn, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn SPSS làm công cụ giúp sức cho công việc phân tích và xử lý dữ liệu của mình.

 

3. NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA SPSS:

Có bốn chức năng chính trong SPSS bao gồm: tái mã hóa biến (Recode Variable), phân tích bảng chéo (Crosstab/ Frequency), xử lý câu trả lời nhiều lựa chọn (Multiple Responses), so sánh ý nghĩa (Compare mean). Trong bài hôm nay, hai chức năng bao gồm: mã hóa thành biến khác (Recode Variable), và phân tích các loại bảng (Crosstab/ Frequency) sẽ được giới thiệu đến bạn đọc.

3.1. Tái Mã hóa biến (Recode Variable):

Có hai loại mã hóa biến chủ yếu là tái mã hóa thành biến khác (Recode into the different variables) và tái mã hóa biến mới thay thế biến cũ (Recode into the same variables)

  • Tái mã hóa biến mới thay thế biến cũ (Recode into the same variables) cho phép bạn tái chỉ định giá trị của một biến số đang tồn tại, giá trị mới sẽ thay thế giá trị cũ trong phạm vi của những biến số gần đó.
  • Tái mã hóa biến thành biến khác (Recode into the different variables) sẽ tạo ra một biến mới mang một giá trị mới. Việc tái mã hóa như thế có thể thay thế một giá trị đơn.

 

  • Hộp giá trị cũ và mới ( the old and new values dialogue box ) cho phép bạn truy cập và những giá trị cũ và mới cho những biến số mà bạn lựa chọn. Sự thay đổi này sẽ diễn ra trong phạm vi những biến số đang tồn tại.

3.2. Phân tích bảng chéo (Crosstab/ Frequency).

  • Để mô tả một loại biến số đơn, chúng ta sử dụng bảng tần số (Frequency tables).
  • Bảng chéo (Crosstabs tables) tóm gọn lại mối quan hệ giữa những biến số khác nhau theo từng phân loại dữ liệu. Bảng chéo giúp bạn thể hiện tỷ lệ trường hợp những nhóm con. Bảng chéo cơ bản trong phần mềm SPSS cho phép bạn đếm số theo mặc định.

Để hiểu được cách xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS là điều không khó. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng SPSS một cách hiệu quả vào việc phân tích và đưa ra các chiến lược kinh doanh là điều không hề dễ dàng. Đây cũng là lý do chương trình MBA-MCI đưa vào giảng dạy môn học “Communication skills in consulting” nhằm tối ưu hóa giúp học viên ứng dụng các môn học vào thực tiễn tốt hơn.

Related News

TỌA ĐÀM CHIẾN LƯỢC KINH DOANH – CÁC TÌNH HUỐNG TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG

TỌA ĐÀM CHIẾN LƯỢC KINH DOANH – CÁC TÌNH HUỐNG TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG

- Thời gian: 8g30-11g00 Chủ nhật, ngày 6/10/2024 - Địa điểm: Hội trường B4, Cơ sở 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM - Nội dung tọa đàm: Thảo luận về chiến lược kinh doanh thông qua các tình huống thực tiễn Diễn giả: - Anh Kim Lê Huy (Cựu sinh viên Điện tử Viễn Thông...

CHÂN DUNG DIỄN GIẢ CONSULTING CAFE #75

CHÂN DUNG DIỄN GIẢ CONSULTING CAFE #75

GS. TS. Andreas Hinz là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn quản trị, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển bền vững. Ông hiện là Giám đốc Chương trình MBA-MCI tại Đại học Khoa học ứng dụng & Nghệ thuật Tây Bắc Thụy Sĩ (FHNW), đồng thời...